Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo: Nhật, Hàn bày tỏ quan ngại

(PLVN) - Cuối tuần qua, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo. Đây là vụ phóng thứ hai của Triều Tiên trong vòng một tuần, sau vụ phóng các tên lửa hành trình tầm ngắn ra biển Hoàng Hải ngày 21/3. 
Ảnh minh họa
 Ảnh minh họa

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định đây là hai tên lửa đạn đạo và là vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ ngày 29/3/2020.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, hai tên lửa đạn đạo được phóng đi từ bờ biển phía Đông của Triều Tiên và rơi xuống khu vực ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã lên án mạnh mẽ vụ phóng này của Triều Tiên khi đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Thủ tướng Nhật Bản cũng đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về các biện pháp ứng phó cũng như phân tích hành động này của Triều Tiên.

Trong khi đó, Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngay sau đó thông báo các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu của nước này bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” về vụ phóng mới nhất của Triều Tiên sáng 25/3, đặc biệt là khi nó diễn ra trong bối cảnh chính quyền mới ở Mỹ đang xem xét lại chính sách của Washington đối với Bình Nhưỡng.

Trong cuộc họp khẩn kéo dài 90 phút của Ủy ban Thường trực Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), được tiến hành ngay sau khi quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng ít nhất hai “vật thể chưa xác định” xuống vùng biển Nhật Bản rạng sáng cùng ngày. NSC đã đánh giá tình hình an ninh chung trên bán đảo Triều Tiên và quyết định tiến hành phân tích đầy đủ ý định của Triều Tiên cùng với các quốc gia khác liên quan, đồng thời tăng cường tham vấn với các nước này.

Hàn Quốc có kế hoạch xem xét kỹ lưỡng vật thể mà Triều Tiên phóng cùng các chi tiết khác thông qua sự hợp tác với các cơ quan tình báo và quốc phòng Mỹ. Theo quân đội Hàn Quốc, 2 vật thể mà Triều Tiên phóng lần này có vẻ là các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Trước đó vào ngày 21/3, Triều Tiên phóng hai tên lửa hành trình ra ngoài khơi bờ biển phía tây. Triều Tiên đã không thực hiện bất kỳ vụ thử tên lửa tầm xa nào kể từ cuộc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2018, mặc dù đã khởi động lại các vụ thử tên lửa nhỏ hơn dưới thời chính quyền Trump. Đây là vụ phóng tên lửa lần đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden tiếp quản Nhà Trắng. 

Tổng thống Biden sau đó cho biết không coi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là hành động khiêu khích. “Lầu Năm Góc cho biết đó là hoạt động bình thường. Không có đề xuất nào mới đối với những gì họ làm”, Tổng thống Mỹ nói. 

Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden nói rằng các tên lửa mới được phóng không thuộc lệnh cấm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và không giống các vụ thử vũ khí hạt nhân hay phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước đây. “Các tên lửa chúng tôi ghi nhận cuối tuần qua không nằm trong danh mục đó. Việc Triều Tiên thử nghiệm nhiều hệ thống khác nhau là bình thường và chúng tôi không phản ứng với mọi loại thử nghiệm”, quan chức này cho hay.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby từ chối bình luận về vụ thử tên lửa của Triều Tiên trong buổi họp báo cùng ngày. Trong khi đó, Harry Kazianis, Giám đốc phụ trách chương trình nghiên cứu Triều Tiên của Trung tâm Lợi ích Quốc gia tại thủ đô Washington, nhận định vụ thử vũ khí của Triều Tiên “là thông điệp gửi tới chính quyền mới” của Mỹ.

Mỹ đang xem xét lại cách tiếp cận với Triều Tiên sau mối quan hệ đầy biến động giữa cựu Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, các quan chức Washington đã liên hệ với Triều Tiên thông qua “một số kênh”, nhưng không nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Bà Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cảnh báo chính quyền Tổng thống Biden “tránh gây rắc rối ngay từ đầu” nếu muốn “ngủ ngon trong 4 năm tới”. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên cũng nói rằng Bình Nhưỡng sẽ phớt lờ những nỗ lực liên lạc của Mỹ nếu Washington còn duy trì chính sách thù địch. 

Theo Giáo sư Victor Cha của Đại học Georgetown, vụ phóng tên lửa diễn ra sau lời cảnh báo của bà Kim Yo Jong “rõ ràng là một thử thách cho chính quyền” của ông Biden. “Triều Tiên cơ bản đã gửi đi thông điệp rằng họ sẵn sàng lên gân nếu chính quyền ông Biden cũng vậy”, ông Cha nói, đồng thời cảnh báo sẽ có thêm các cuộc thử nghiệm vũ khí trong thời gian tới. Sức ép sớm đưa ra chính sách Triều Tiên sẽ tiếp tục gia tăng đối với chính quyền của ông Biden khi mối đe dọa ngày càng hiển hiện.

Các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc đã khuyên Washington không tái lập đàm phán 6 bên, một cơ chế đa phương do cựu Tổng thống George W. Bush thành lập với sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Triều Tiên. Nhật Bản và Hàn Quốc tin rằng làm việc trực tiếp với Triều Tiên là công thức hiệu quả nhất.

Thời gian qua, Hàn Quốc mất ăn, mất ngủ vì chương trình vũ khí của Triều Tiên. Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui Yong kêu gọi “sớm tái khởi động đối thoại” giữa Washington và Bình Nhưỡng. “Hàn Quốc rất muốn theo đuổi ngoại giao với Triều Tiên. Seoul cực kỳ lo ngại chính quyền Biden sẽ phản ứng chậm chạp và gây ra những rắc rối như năm 2009”, một quan chức giấu tên nói. 

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.