Triều Tiên ngừng các hoạt động tháo dỡ bãi thử tên lửa

Triều Tiên dừng các hoạt động tháo dỡ bãi thử tên lửa- Ảnh minh họa.
Triều Tiên dừng các hoạt động tháo dỡ bãi thử tên lửa- Ảnh minh họa.
(PLO) - Mới đây, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, Triều Tiên đã ngừng các hoạt động tháo dỡ bãi thử tên lửa mới chỉ trong giai đoạn I ở Trung tâm phóng vệ tinh Sohae, đi ngược lại cam kết với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh tháng 6 vừa qua. 

Ngừng tháo dỡ bãi thử tên lửa 

Theo Reuters dẫn tin từ 38 North, trang mạng chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên và hiện thuộc Trung tâm Stimson (trụ sở ở Mỹ), những hình ảnh vệ tinh của trạm Sohae được chụp vào ngày 16/8 cho thấy, “không có bất kỳ hoạt động tháo dỡ nào” diễn ra ở khu kiểm tra động cơ hoặc bệ phóng vệ tinh thuộc trạm kể từ ngày 3/8. 38 North cũng đưa tin thêm rằng, việc phá hủy khu thử nghiệm tên lửa tại trung tâm Sohae đạt được nhiều bước tiến quan trọng từ tháng 7 đến đầu tháng 8, nhưng các bộ phận đã tháo dỡ chưa được di chuyển khỏi khu vực mà vẫn “chất đống trên mặt đất”. 

Hơn nữa, việc thi công các công trình đường sắt tại bệ phóng ở trung tâm Sohae đã bị ngừng và chưa rõ việc xây dựng này là nhằm phá hủy hay sửa chữa. Được biết, báo cáo của 38 North được đưa ra trong thời điểm giới quan sát nghi ngờ về việc Triều Tiên sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phi hạt nhân hóa toàn diện của Mỹ. Hiện phía Nhà Trắng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về báo cáo này. 

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Reuters ngày 21/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tin tưởng Bình Nhưỡng đã thực hiện nhiều hành động cụ thể hướng đến việc giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời khẳng định “khả năng cao” là ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên lần thứ 2. Trái lại, một số thành viên thuộc nhóm đàm phán của Mỹ lại cho rằng, việc phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên chưa có bước tiến triển nào và không có dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng sẵn sàng đàm phán nghiêm túc nếu Mỹ không cam kết dỡ bỏ cấm vận.

Tuần qua, truyền thông nhà nước Triều Tiên quy trách nhiệm cho đội ngũ đàm phán của Mỹ về việc đối thoại giữa hai bên không tiến triển từ cuộc hội nghị thượng đỉnh, đồng thời cho rằng việc tháo dỡ bế tắc đòi hỏi “quyết định quả quyết từ phía Tổng thống Trump”. Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, khẳng định các đối tượng tìm cách phá hoại đàm phán đang đưa ra thông tin vô căn cứ về “những cơ sở hạt nhân bí mật” của Triều Tiên. 

Yêu cầu Mỹ kết thúc trừng phạt

Trong một diễn biến có liên quan, Triều Tiên gần đây cũng tiếp tục kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng, cho rằng các lệnh trừng phạt và việc cải thiện quan hệ không thể đi liền với nhau. Ngày 23/8, trang mạng thuộc sở hữu của nhà nước Triều Tiên Uriminzokkiri đăng bài cho rằng, một tuyên bố kết thúc chiến tranh sẽ kết thúc sự đối đầu quân sự giữa Triều Tiên và Mỹ, tạo ra một giai đoạn tin tưởng lẫn nhau và tiến bộ mới trong mối quan hệ song phương. Bài viết cũng khẳng định tuyên bố kết thúc chiến tranh là bước đầu tiên hướng tới an ninh cũng như hòa bình trong khu vực và thế giới.

Trong khi đó, một trang mạng thuộc sở hữu nhà nước khác là Meari, cùng ngày cũng cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ là nguyên nhân khiến mối quan hệ song phương rơi vào bế tắc. Trang mạng này khẳng định bất chấp những cam kết tại Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên hay Hội nghị thượng đỉnh liên Triều trong thời gian qua, quan hệ song phương sẽ khó Mỹ-Triều hay Hàn-Triều khó có thể được cải thiện nếu Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt với sự ủng hộ của Hàn Quốc.

Giới quan sát cho rằng Triều Tiên đang thể hiện sự “không hài lòng” khi Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt dù Bình Nhưỡng thời gian gần đây đã bắt đầu tháo dỡ các bãi thử hạt nhân hoặc phá hủy một số vũ khí hạt nhân. Triều Tiên cũng mong muốn đưa các vấn đề về tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh liên Triều và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vào chương trình nghị sự sắp tới nếu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Bình Nhưỡng như những thông tin đồn đoán gần đây.

Trước động thái trên, Mỹ khẳng định Chính phủ nước này muốn nhanh chóng gỡ bỏ lệnh trừng phạt với Triều Tiên, đổi lại Bình Nhưỡng phải hoàn toàn từ bỏ chương trình hạt nhân. “Có thể nói tôi đã hợp tác rất tốt với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng tôi không gỡ bỏ các lệnh trừng phạt mặc dù tôi muốn loại bỏ chúng một cách nhanh chóng. Đổi lại, họ phải từ bỏ vũ khí hạt nhân”, ông Trump nhấn mạnh.

Tổng thống Mỹ đồng thời bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ tôn trọng thỏa thuận mà 2 người từng đề cập tới trong cuộc gặp ở Singapore hôm 12/6 về cam kết nỗ lực phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên và đề cập tới khả năng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 ngay trong năm 2018. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.