Triều Tiên kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh

Người dân Triều Tiên tham gia cuộc diễu binh
Người dân Triều Tiên tham gia cuộc diễu binh
(PLO) - Hơn 120 nhà báo nước ngoài cũng đã được mời đến đưa tin về lễ diễu binh và các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh khác của Triều Tiên. Đây là số lượng giấy mời lớn nhất Triều Tiên gửi tới các hãng truyền thông quốc tế trong những năm gần đây. Ngoài ra, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh của Triều Tiên được tổ chức ngày 9/9 cũng đánh dấu sự trở lại của màn đồng diễn nổi tiếng đã vắng bóng suốt 5 năm qua...

Triều Tiên ngày 9/9 đã tổ chức diễu binh tập trung vào hòa bình và phát triển kinh tế với đầy hoa và bóng bay để kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh. 

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh Triều Tiên được tổ chức với quy mô lớn nhằm khẳng định sức mạnh và những thành tựu mà nước này đạt được trong 70 năm qua.  Điểm nhấn và cũng là hoạt động được nhiều người chú ý nhất trong số các hoạt động kỷ niệm trong năm nay là màn diễu binh. AFP cho hay, lễ diễu binh mừng 70 năm Ngày Quốc khánh của Triều Tiên được khởi động bằng 21 loạt đại bác. Tiếp sau đó, hàng chục nghìn binh lính và những chiếc xe tăng đã diễu hành qua Quảng trường Kim Nhật Thành ở thủ đô Bình Nhưỡng. 

Trong số các khí tài được huy động có các xe bọc thép, bệ phóng tên lửa, máy bay phản lực… Tuy nhiên, không giống như các năm trước, Triều Tiên năm nay chỉ huy động vũ khí lớn nhất là các thiết bị chiến đấu tầm ngắn như tên lửa hành trình chống tàu Kumsong-3, tên lửa đất đối không Pongae-5. Các tên lửa như Hwasong-14 và 15 mà theo Triều Tiên có thể bắn đến đất liền của Mỹ đã không xuất hiện tại cuộc diễu binh năm nay. Bình Nhưỡng cũng không thử hạt nhân như các dịp Quốc khánh 2 năm trước.

Lễ diễu binh của Triều Tiên năm nay cũng tập trung vào các khối dân sự hơn thay vì tập trung nhiều vào xe tăng, tên lửa và binh lính như nhiều năm trước. Tham gia diễu hành có hàng nghìn công dân Triều Tiên, với cờ và hoa.

Trước đây, Triều Tiên thường sử dụng các ngày lễ lớn để phô diễn năng lực quân sự và những tiến bộ mới nhất trong công nghệ hạt nhân của nước này. Song, các động thái như vậy đã giảm trong năm nay, phù hợp với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un khẳng định tại các cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Các chuyên gia cho rằng việc Triều Tiên tổ chức diễu binh với quy mô quân sự giảm hơn so với các năm là nhằm tránh khiêu khích Mỹ trong lúc các cuộc đàm phán về hạt nhân đang có triển vọng được nối lại. “Đó có thể diễn giải là động thái của Triều Tiên nhằm thể hiện ý định phi hạt nhân hóa với Tổng thống Mỹ Trump”, hãng tin Yonhap dẫn lời Giáo sư Kim Yong-hyun ở Trường Đại học Dongguk nói về việc Triều Tiên không mang tên lửa đạn đạo liên lục địa ra diễu binh.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chủ trì lễ diễu binh nhưng không phát biểu. Tham dự cuộc diễu binh còn có đại diện cấp cao nhiều nước trên thế giới, trong đó có ông Lật Chiến Thư - Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc, đồng thời là Đặc phái viên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matvienko… Theo truyền thông Triều Tiên, khoảng 100 cá nhân, đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm Triều Tiên trong dịp này. Hơn 120 nhà báo nước ngoài cũng đã được mời đến đưa tin về lễ diễu binh và các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh khác của Triều Tiên. Đây là số lượng giấy mời lớn nhất Triều Tiên gửi tới các hãng truyền thông quốc tế trong những năm gần đây.

Ngoài ra, dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Quốc khánh của Triều Tiên được tổ chức ngày 9/9 cũng đánh dấu sự trở lại của màn đồng diễn nổi tiếng đã vắng bóng suốt 5 năm qua có tên “Đất nước Vinh quang”. Khoảng 100.000 người đã tham gia màn biểu diễn này. Bình Nhưỡng đến nay chưa công khai khẳng định sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân nhưng trong những tháng gần đây đã tích cực khẳng định mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Hồi tháng 4 vừa qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố chương trình hạt nhân của nước này đã hoàn tất và việc xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa sẽ là ưu tiên chiến lược mới của nước này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.