Triều Tiên bất ngờ thay Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng

Ông Choe Ryong Hae.
Ông Choe Ryong Hae.
(PLVN) - Triều Tiên đã bầu một nguyên thủ quốc gia và một thủ tướng mới, thay thế 2 nhà lãnh đạo cấp cao chịu trách nhiệm đại diện cho Bình Nhưỡng trong nhiều hoạt động quốc tế và đóng vai trò chính trong việc phát triển nền kinh tế dân sự của nước này.

Theo hãng tin Reuters, thông tin trên được truyền thông nhà nước Triều Tiên công bố sáng nay (12/4).

Theo KCNA, tại phiên họp toàn thể của Quốc hội Triều Tiên khóa XIV diễn ra ngày 11/4, ông Choe Ryong Hae đã được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên (tức Quốc hội), thay thế ông Kim Yong Nam.

Người giữ vị trí nói trên về mặt kỹ thuật được coi là nguyên thủ quốc gia của Triều Tiên và thường đại diện cho nước này tại các sự kiện ngoại giao.

Kim Yong Nam, sinh năm 1928, là một trong những quan chức cấp cao phục vụ lâu nhất trong Chính phủ Triều Tiên. Theo dữ liệu của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ông đã giữ vị trí Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên từ năm 1998.

Theo giới chức tình báo Hàn Quốc, người thay thế ông Kim Yong Nam là ông Choe Ryong Hae, sinh năm 1950. Ông Choe trước đây từng bị yêu cầu phải “cải tạo” chính trị nhưng trong những năm gần đây đã có ảnh hưởng gia tăng. 

Tháng 10/2017, ông này được bầu vào Ủy ban Quân sự Trung ương của đảng Lao động Triều Tiên.

Ông Choe hiện được cho là một trong những quan chức quyền lực nhất ở Triều Tiên với tư cách là người đứng đầu Ban Tổ chức và Hướng dẫn của Đảng Lao động Triều Tiên.

Ông này từng là giám đốc chương trình trao đổi văn hóa và là Phó chủ tịch của Đoàn Thanh niên Kim Nhật Thành trong những năm 1980, dẫn đầu các đoàn thanh niên trong những chuyến thăm thiện chí đến Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Libya và Hy Lạp.

Ông Choe là một trong 3 quan chức Triều Tiên bị Mỹ trừng phạt vào tháng 12 năm ngoái vì các vấn đề liên quan đến nhân quyền.

Triều Tiên cũng đã thay thế thủ tướng mới – vị trí trung tâm của những nỗ lực để khởi động nền kinh tế.

Người thay thế ông Pak Pong Ju là ông Kim Jae Ryong – một nhân vật hiện chưa có nhiều thông tin.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế thành tâm điểm trong chiến lược của mình.

Hôm giữa tuần, ông Kim cũng nói với các quan chức Triều Tiên rằng xây dựng một nền kinh tế tự lực tự cường sẽ là một đòn giáng mạnh vào các thế lực đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Ông Pak Pong Ju đã giữ chức vụ Thủ tướng Triều Tiên kể từ năm 2013. Theo các nhà phân tích tại NK News - một trang web theo dõi Triều Tiên - ông Pak đã giúp giám sát quá trình “cải cách triệt để” nền kinh tế Triều Tiên, giúp nước này sống sót sau các lệnh trừng phạt.

Trong số những cải cách đó có việc nới lỏng quyền kiểm soát của nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước, cho phép họ hoạt động tự do hơn trên thị trường và tìm kiếm đầu tư tư nhân.

Vị trí của ông Kim Jae Ryong sẽ là chìa khóa khi trong bối cảnh ông Kim Jong Un muốn đẩy nhanh gấp đôi nỗ lực phát triển kinh tế.

Cũng tại phiên họp Quốc hội ngày 12/4, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã được bầu lại vào vị trí Chủ tịch Ủy ban các vấn đề nhà nước - cơ quan ra quyết định cao nhất của Triều Tiên.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.