Triệu tập đương sự tham gia 4 phiên tòa cùng lúc: Tạo điều kiện hay vô tình gây khó?

Triệu tập đương sự tham gia 4 phiên tòa cùng lúc: Tạo điều kiện hay vô tình gây khó?
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mới đây, trong đơn gửi đến các cơ quan chức năng, ông Trần Huy Cường (ngụ 427/81, ấp Phụng Đức, xã Phú Phụng, Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, ông là bị đơn trong bốn vụ án liên quan đến việc tranh chấp tài sản giữa ông và một số cá nhân mà hiện nay TAND tỉnh Bến Tre đang thụ lý giải quyết.

“Vừa qua, tôi lại nhận được 4 giấy triệu tập của TAND tỉnh Bến Tre để tham gia cùng lúc 4 phiên tòa phúc thẩm trong cùng một ngày. Đọc xong giấy triệu tập, tôi choáng váng”, ông Cường cho hay.

Cụ thể, 4 giấy triệu tập đều yêu cầu ông Cường có mặt đúng 7h30 ngày 24/3 để tham dự 4 phiên tòa khác nhau như đã nói ở trên.

“Trước đó, do tính chất vụ án phức tạp, có vụ án tranh chấp số tiền lớn, tôi mất rất nhiều công sức để bảo vệ quyền lợi của mình. Thậm chí, tôi từng có đơn tố một số nguyên đơn vì đã khai báo gian dối về một phần nợ để buộc tôi phải trả. Các cơ quan như TANDTC, VKSNDTC mới đây đã chuyển đơn về các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết theo thẩm quyền. Việc như vậy nhưng tôi không hiểu sao tòa lại dồn tôi tham gia cùng lúc ngần ấy phiên tòa căng thẳng, trong khi người khác chỉ cần tham gia 1 phiên tòa thôi cũng đã mệt mỏi lắm rồi; làm sao tôi có thể đủ tỉnh táo, đủ sức khỏe để bảo vệ quyền lợi cho mình một lèo 4 phiên tòa?”, ông Cường phản ánh.

Trao đổi vấn đề này với PV, một Phó Chánh án TAND tỉnh Bến Tre cho biết, thẩm phán triệu tập các đương sự tham gia phiên tòa như trên là không sai qui định. “Để giải quyết vụ án đúng thời hạn, mặt khác, nhằm tạo thuận lợi cho đương sự không phải mất công đi lại…, tòa có thể xếp lịch xét xử như trên. Khi tòa mời thì có thể trùng thời gian để đương sự có mặt chuẩn bị; nhưng khi xét xử, các phiên tòa sẽ không mở cùng một lúc, mà sẽ được diễn ra tuần tự nhau”, vị này nói.

Tuy nhiên, đồng cảm với ông Cường, một LS Đoàn Luật sư TP HCM nói, xét về lý, tòa không sai, nhưng vẫn có một điều gì hơi băn khoăn. “Tưởng đâu giúp cho ông Cường bớt đi lại nhiều lần, đỡ tốn công, mất sức… Nhưng nếu xét về việc phải đảm bảo quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đương sự thì có vẻ như tòa đang vô tình gây khó. Việc chuẩn bị tài liệu, chứng cứ, sức khỏe tinh thần lẫn thể lực… để tham gia phiên tòa cần phải được các bên coi trọng”.

Theo một LS khác, nhiều vụ việc tưởng đơn giản nhưng để bảo vệ được lý lẽ của mình, với các đương sự trong một số trường hợp là cả một vấn đề nan giải. “Tham gia cùng lúc 4 phiên tòa như ông Cường không khác nào hành xác, có thể khiến đương sự giảm khả năng tự bảo vệ quyền lợi của mình. Thiết nghĩ, trong các trường hợp như trên, tòa cần linh hoạt, giãn các phiên tòa ra, bố trí thời gian sao cho hợp lý, để các đương sự có sự chuẩn bị tốt nhất”, LS này nói.

Một thẩm phán TAND TP HCM nêu thêm hướng xử lý, trường hợp này, nếu ông Cường cảm thấy không đủ sức khỏe, không đủ vững chắc về tinh thần… thì ông có thể làm đơn xin hoãn 1 hoặc nhiều hơn các phiên tòa như trong giấy triệu tập. “Có thể, khi đương sự có lý do chính đáng, tòa sẽ chấp nhận. Còn nếu ông tự ý vắng mặt, tùy từng trường hợp, tòa có thể vẫn xét xử hoặc cũng có thể hoãn xử. Tuy nhiên, việc có đơn xin hoãn xử sẽ giúp cho ông có căn cứ hợp lý để bảo vệ quyền lợi của mình hơn”, chuyên gia này nói.

Đọc thêm

Gây thất thoát trên 146 tỷ đồng, 3 bị cáo ở Vĩnh Long bị tuyên 29 năm tù

Gây thất thoát trên 146 tỷ đồng, 3 bị cáo ở Vĩnh Long bị tuyên 29 năm tù
(PLVN) - TAND tỉnh Vĩnh Long mới tuyên phạt nhóm bị cáo Huỳnh Văn Thức (SN 1974); Võ Thị Thu Hà (SN 1957, cùng ngụ TP HCM) và Trần Thị Diễm Thúy (SN 1973, ngụ tỉnh Vĩnh Long) tổng cộng 29 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Vụ kiện thừa kế kéo dài 15 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hơn 15 năm, vụ án đã trải qua 8 lần xét xử từ sơ thẩm, phúc thẩm cho tới giám đốc thẩm, rồi lại quay ngược lại. Tuy nhiên, cuối tháng 8/2024, trong phiên tòa thứ 9, HĐXX được đánh giá đã hết sức công tâm, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện và tuyên bản án được cho là nhân văn.

Lãnh 8 năm tù vì đâm người hàng xóm suýt mất mạng

Bị cáo Danh Chiến tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 6/9, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “Giết người” đối với bị cáo Danh Chiến (50 tuổi) và tội Cố ý gây thương tích đối với Danh Căng (45 tuổi), cả 2 bị cáo cùng ngụ xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Bị hại trong vụ án này là Danh Căng, cũng là bị cáo trong vụ án.

Tuyên án tử hình 2 đối tượng vận chuyển trái phép ma tuý

Bị cáo Hứa Văn Bắc và Trần Văn Thọ tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 5/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum đã mở phiên tòa xét xử đối với 2 bị cáo, gồm: Hứa Văn Bắc (SN 1992) và Trần Văn Thọ (SN 1995), cùng trú tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Án tử hình cho 'giang hồ phố núi' Quân 'Idol'

Nguyễn Quốc Quân (còn gọi là Quân “Idol”) bị tuyên án tử hình.
(PLVN) - Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 29/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị tuyên án tử hình với Nguyễn Quốc Quân (còn gọi là Quân “Idol”, sinh năm - SN 1991, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và 3 đồng phạm.

Tuyên án cựu Chủ tịch UBND xã lạm quyền chỉ đạo bán đất thu tiền

\Các bị cáo tại phiên sơ thẩm. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở phiên xử bị cáo Phan Đình Cương (SN 1965, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch UBND xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà) cùng các đồng phạm Phạm Công Thành (SN 1958), Trần Văn Hiếu (SN 1979), Bùi Ngọc Ánh (SN 1989, cùng ngụ huyện Lộc Hà) về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.