Triệu chứng ung thư vòm họng và cách phòng ngừa

Hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm bảo quản lâu ngày, tiếp xúc thường xuyên với khói nhang... dễ dẫn đến nguy cơ cao ung thư vòm mũi họng. Khi phát hiện hạch cổ, giảm thính lực, đau đầu không rõ nguyên nhân, chảy máu mũi hoặc xì mũi lẫn máu... nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa.

Ung thư vòm mũi họng là sự phát triển ác tính của các tế bào ở vùng vòm mũi họng. Đây là bệnh ung thư đầu cổ phổ biến nhất tại Việt Nam. 

Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những yếu tố dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vòm mũi họng bao gồm:

Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng

Hút thuốc lá, thuốc lào

Ăn nhiều thực phẩm bảo quản lâu ngày như cá muối…

Nhiễm trùng virut Epstein-Barr (EBV)

Phơi nhiễm nghề nghiệp với bụi gỗ, formaldehyde và khí hơi hóa học

Tiếp xúc thường xuyên với khói nhang

Suy giảm miễn dịch

Giai đoạn sớm của bệnh thường không có triệu chứng và khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu chú ý, có thể phát hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

Sưng vùng cổ (hạch cổ)

Giảm thính lực

Ù tai

Viêm tai giữa tái phát

Đau đầu không rõ nguyên nhân

Nhìn đôi

Ngạt mũi

Chảy máu mũi hoặc xì mũi lẫn máu

Tê bì vùng mặt

Nói khàn

Khó nuốt

"Hãy đến khám bác sỹ chuyên khoa ung thư ngay khi có thể nếu bạn xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào ở trên", bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khuyến cáo.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm mũi họng, không hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động

Không ăn các thực phẩm bảo quản lâu ngày như cá muối…

Sử dụng bảo hộ lao động cho các nghề nghiệp phơi nhiễm với các chất gây ung thư

Tránh hít khói nhang

Đọc thêm

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới

Báo động số người trẻ nhập viện do nicotine, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ra Nghị quyết cấm thuốc lá mới
(PLVN) - Chúng ta "trầy trật" gần 10 năm mới giảm được tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nhóm tuổi 13-17 xuống còn 2,78%, thế nhưng chỉ sau 2 năm, tỷ lệ này tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng năm 2023, có tới 1.224 người, chủ yếu là giới trẻ, nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản

VNVC ký kết hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản
(PLVN) - Ký kết hợp tác hướng đến mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu khoa học, truyền thông giáo dục cộng đồng về dinh dưỡng, cải thiện sức khoẻ và tăng cơ hội sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao của Nhật Bản, từ đó nâng cao tầm vóc, trí tuệ cho trẻ em Việt Nam.

Phòng, chống dịch bệnh hậu bão lũ: Không thể lơ là

Người dân tại TP Yên Bái dọn dẹp môi trường sau khi lũ rút. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sau bão lũ, dòng nước mang theo vi sinh vật, bụi bẩn, rác thải, gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ dịch bệnh. Để sớm ổn định đời sống người dân, ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn là khía cạnh quan trọng trong công cuộc tái thiết cuộc sống sau bão lũ.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.