Triệt phá cơ sở gia công, lắp ráp sạc điện thoại 'rởm'

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT TP Hà Nội (ngoài cùng bên phải) trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra.
Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT TP Hà Nội (ngoài cùng bên phải) trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 4/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Đội QLTT số 13 (Cục QLTT Hà Nội) đột xuất kiểm tra cơ sở kinh doanh linh phụ kiện điện thoại tại địa chỉ 141 Lạc Long Quân (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), thu giữ trên 11.200 sản phẩm sạc điện thoại, ipad giả mạo nhãn hiệu.

Ông Trần Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội cho biết, sau thời gian trinh sát, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT đã đột kích kiểm tra và phát hiện cơ sở kinh doanh Đức Hải, địa chỉ 141 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy đang lắp ráp, gia công hàng chục nghìn sản phẩm là sạc điện thoại, ipad in thương hiệu Samsung. Đáng chú ý, toàn bộ bo mạch, vỏ sạc dùng để lắp ráp là hàng trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng (SN 1983), chủ cơ sở kinh doanh cho biết, toàn bộ số bo mạch, vỏ sạc được thu mua trôi nổi trong các hội, nhóm trên nền tảng mạng xã hội, Facebook hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử.

Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, có 3 nhân viên đang sử dụng các thiết bị, công cụ, máy móc thô sơ để gia công, lắp ráp các bo mạch vào các vỏ sạc điện thoại, ipad. Mỗi một sạc điện thoại thành phẩm, cơ sở bán ra với giá từ 25.000 đến 30.000 đồng thông qua hình thức bán trực tiếp hoặc bán online trên các nền tảng mạng xã hội.

Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm đếm sản phẩm có dấu hiệu vi phạm

Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm đếm sản phẩm có dấu hiệu vi phạm

Đáng chú ý, cơ sở này còn thu các bo mạch đã hỏng sau đó về sửa chữa, gia công, lắp ráp thành hàng mới, chính hãng.

Linh phụ kiện phát hiện tại hiện trường vi phạm.

Linh phụ kiện phát hiện tại hiện trường vi phạm.

Có mặt tại hiện trường, đơn vị được Samsung ủy quyền cho biết, nhìn bằng mắt thường, từ bo mạch đến vỏ sạc đều không phải hàng chính hãng, nhưng vẫn phải kiểm tra, xác minh và sẽ có thông tin chính thức đến các cơ quan chức năng.

Qua quá trình kiểm đếm, lực lượng QLTT Hà Nội đã thu giữ 11.265 sản phẩm sạc pin các loại là hàng trôi nổi, hàng giả mạo nhãn hiệu Samsung.

Máy móc hỗ trợ việc lắp ráp tại hiện trường.

Máy móc hỗ trợ việc lắp ráp tại hiện trường.

Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1, nhận định việc lắp ráp, gia công các loại sạc từ những linh kiện, thiết bị trôi nổi trên thị trường hết sức nguy hiểm cho người dùng, dễ gây cháy nổ và nhiều hệ lụy khác.

Phó Cục trưởng Cục QLTT thành phố Hà Nội Trần Việt Hùng cũng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng điện thoại hay các hàng điện tử khác, người dùng cần lựa chọn mua hàng ở những cơ sở địa chỉ kinh doanh uy tín, tránh mua trôi nổi trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Phát hiện cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo bán trên Shopee

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh lương thực do ông Nguyễn Minh Tuệ, trú tại thôn Long Văn, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh làm chủ.
(PLVN) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh mới triệt phá một cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo nhãn hàng hóa và bao bì “Gạo Ông Cua” trên địa bàn huyện Tiên Du, thu giữ hơn 4 tấn hàng hóa vi phạm.

An Giang: Phát hiện thu giữ gần 4 nghìn bao thuốc lá lậu

Tang vật lực lượng Công an thu giữ.
(PLVN) - Sáng ngày 26/6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đang xác minh, điều tra và củng cố hồ sơ xử lý vụ “Buôn bán hàng cấm” là thuốc lá điếu ngoại nhập lậu, vừa bị thu giữ tại khu vực xã Lê Chánh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.

Phát hiện 10 tấn hàng hóa nghi giả mạo nhãn hiệu tại một cơ sở chuyên livestream tại Cà Mau

Phần lớn hàng hóa tại cơ sở kinh doanh có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu, một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.
(PLVN) -  Ngày 20/6, tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Cà Mau vừa kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh trên địa bàn, phát hiện thu giữ gần 10 tấn sản phẩm chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo... các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, một số mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ được kinh doanh chủ yếu trên Facebook.

Phát hiện 1.750 bao thuốc lá ngoại trong vỏ lãi trên kinh Vĩnh Tế

Đối tượng Quyền (đứng giữa) cùng toàn bộ tang vật bị bắt giữ.
(PLVN) - Ngày 5/6, Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Đồn Biên phòng Vĩnh Nguơn và Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, phòng Cảnh sát Kinh Tế công an tỉnh An Giang bắt giữ đối tượng vận chuyển gần 1750 bao thuốc lá ngoại.

Kon Tum: Siết chặt xử lý vi phạm bán hàng nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội

Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra đột xuất 1 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm có hoạt động mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm trên địa bàn thành phố Kon Tum.
(PLVN) - Ngày 4/6, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Kon Tum cho biết, thời gian qua đơn vị liên tục phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính đối với các vụ việc nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, bán hàng nhập lậu thông qua các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.