Trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung bình ngành là 20 - 25%/năm, trong đó, phần mềm tăng 30 - 35%, dịch vụ nội dung số tăng 60 - 70%
Ngành công nghệ viễn thông ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế giai đoạn 2008 - 2009. Trong suốt thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng trung bình ngành là 20 - 25%/năm, trong đó, phần mềm tăng 30 - 35%, dịch vụ nội dung số tăng 60 - 70%
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghệ và viễn thông ước đạt 24 - 30% trong năm 2010. Vào năm 2011, theo chúng tôi, ngành công nghệ vẫn giữ mức tăng trưởng cao. Chủ yếu là do những nhân tố làm nên sự tăng trưởng của ngành vẫn bền vững: chi phí gia công phần mềm thấp, tăng trưởng kinh tế cao, ngành công nghệ được ưu tiên phát triển thông qua đề án phát triển công nghệ viễn thông đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Những nhân tố mới cũng sẽ tạo bước đệm trong những năm tới: các công ty viễn thông lớn đang đầu tư ra nước ngoài (như Lào, Campuchia, Haiti, Cuba...), doanh thu từ Intemet sẽ tăng trưởng mạnh, công nghệ 3G đem đến nhu cầu về dịch vụ số và dữ liệu, ngành gia công phần mềm đang được phục hồi nhờ tăng trưởng chi tiêu cho công nghệ trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản.
Phát triển lnternet
Tính đến hết tháng 8, cả nước có khoảng 24,5 triệu người sử dụng Intemet. Tốc độ tăng trưởng số người sử dụng Intemet tăng 12%/năm, trong đó số thuê bao băng thông rộng tăng trưởng 40%/năm.
Theo BMI, số thuê bao Intemet ước đạt 33,6 triệu thuê bao vào năm 2014, tăng trưởng trung bình 15,4% hàng năm. Tốc độ tăng trưởng Intemet chững lại tính theo số thuê bao lẫn số người sử dụng, nhưng điều đó không có nghĩa tiềm năng tăng trưởng của ngành là thấp, vì 80% doanh thu của các công ty công nghệ đến từ 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Tỷ lệ sử dụng ở 2 thành phố này đã tương đối cao, các công ty công nghệ phải mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác.
Hiện chỉ có VNPT và Viettel đã hiện diện tại 63 tỉnh, thành, FPT-Telecom đang có mặt tại 35 tỉnh, thành và dự kiến sẽ vươn đến 60 tỉnh, thành phố vào cuối năm 2011.
Điện thoại di động
Điện thoại di động là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2009. Viettel công bố doanh thu 40.000 tỷ đồng, tăng 80%, Vinaphone công bố doanh thu 20.500 tỷ đồng, tăng 45% và MobiFone công bố doanh thu 31.000 tỷ đồng, tăng 82%. Tốc độ tăng trưởng của 3 nhà cung cấp này là 71% năm 2009 và ước tính đạt 43% năm 2010.
Đến giữa năm 2010, cả nước đã có khoảng 133 triệu thuê bao di động, tăng 20% so với cuối năm 2009. Con số này trong năm 2013 dự kiến sẽ dạt 222,32 triệu thuê bao, trong đó một nửa là thuê bao 3G. Sự phát triển của thuê bao 3G là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động.
Doanh thu trên mỗi người sử dụng (ARPU) sẽ tiếp tục giảm trong năm 2010. Theo BMI, ARPU năm 2009 giảm xuống còn 4,61 USD, giảm 21% so với năm 2008. Yếu tố chính là do sự cắt giảm chi tiêu của từng thuê bao và cạnh tranh gay gắt từ các nhà mạng mới. Xu hướng này còn tiếp tục trong năm 2010 (giảm khoảng 10 - 15%) và năm 2011 (giảm 5 - 10%) do cạnh tranh mạnh tạo áp lực giảm cước điện thoại. ARPU giảm với tốc độ chậm hơn do trong những năm tiếp theo, người tiêu dùng sẽ tăng chi tiêu về điện thoại, đồng thời sự phát triển của 3G giúp các dịch vụ giá trị gia tăng phát triển, tăng doanh thu cho các nhà cung cấp mạng.
Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại còn gọi là dịch vụ “vô thoại”. Với sự phát triển của 3G, ngày càng nhiều dịch vụ được ra đời nhằm tăng doanh thu trung bình mỗi thuê bao di động. Dịch vụ giá trị gia tăng hiện đem lại cho các hãng viễn thông lớn 15% doanh thu. Dịch vụ giá trị gia tăng ước đạt 450 - 500 triệu USD năm 2010, tăng 50% hàng năm.
Một nửa số đó được tạo ra với những nhà cung cấp nội dung số. Đây là một thị trường rất tiềm năng. Số lượng nhà cung cấp và doanh thu sẽ tăng mạnh khi cơ sở hạ tầng và dịch vụ 3G được triển khai. Số lượng người sử dụng điện thoại thực tế ở Việt Nam chỉ khoảng 20 triệu người, với doanh thu trung bình mỗi người là 100.000 đồng/năm, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cưng cấp rất nhiều dịch vụ vô thoại. Với thị trường di động tương đối bão hòa như hiện nay, các nhà mạng muốn tăng doanh thu phải nhờ phần lớn đến những nhà cung cấp dịch vụ.
Tất nhiên, những thách thức vẫn tồn tại do mạng viễn thông hiện tại vẫn còn yếu, số dịch vụ giá trị gia tăng chưa nhiều, nhu cầu 3G trong năm 2010 và 201 vẫn chưa phát triển mạnh, tạo rủi ro cho việc đầu tư vào hệ tầng 3G. Mặt khác, mở rộng kinh doanh ra nước ngoài là cơ hội tốt, nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro hoạt động và cạnh tranh.
Nhận định
Ngành công nghệ thông tin - viễn thông là một ngành có tốc độ phát triển cao và bền vững. Chính phủ dặt sự quan tâm đặc biệt đến phát triển ngành này với định hướng quyết tâm đưa nước Việt Nam thành một nước mạnh về công nghê thông tin vào năm 2020.
Mặc dù các công ty viễn thông lớn như Vinaphone, Viettel và MobiFone chưa được cổ phần hóa, nhưng trong các đối tác hỗ trợ các dịch vụ phụ trợ cho các công ty này có nhiều công ty được niêm yết.
Elcom - DN cung cấp platfonn chạy các dịch vụ cho nhiều nhà mạng lớn, cũng đang chuẩn bị được niêm yết. Elcom là công ty có tiềm năng nhờ chiếm thị phần lớn qua cung cấp dịch vụ cho các công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam. FPT, CMC - 2 tập đoàn công nghệ lớn nhất, nhì của Việt Nam là những cổ phiếu đáng quan tâm.
Tác giả bài viết là ông Nguyễn Trung Kiên - Khối phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK SSI
Theo Đầu tư chứng khoán