Triển vọng cho trái bơ xuất khẩu

Quả bơ tại Việt Nam có nhiều dư địa lớn để xuất khẩu. Ảnh minh họa
Quả bơ tại Việt Nam có nhiều dư địa lớn để xuất khẩu. Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo các chuyên gia kinh tế, trái bơ Việt Nam không thua kém cả về chất lượng lẫn sản lượng so với các nước xuất khẩu bơ lớn của thế giới. Mặc dù có nhiều dư địa để phát triển song câu chuyện xuất khẩu cho trái bơ tại Việt Nam vẫn còn nhiều khúc mắc.

Nhiều dư địa để xuất khẩu

Năm 2018, giá trị thị trường bơ thế giới là 14 tỷ USD, dự báo đến năm 2027 sẽ đạt 23 tỷ USD. Năm 2019, kỷ lục 3,2 triệu tấn bơ đang được thu hoạch trên toàn thế giới. Mexico vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất, với gần 1,9 triệu tấn (60%), sau đó là các quốc gia Nam Mỹ. 

Tại Việt Nam, bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với tổng diện tích đạt gần 8.000 ha và đang được nông dân tiếp tục mở rộng vùng trồng. Đặc biệt, cây bơ được trồng xen trong các vườn cà phê, hồ tiêu bước đầu cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Đắk Nông là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng bơ lớn của cả nước với diện tích gần 2.600 ha; trong đó trồng chuyên canh hơn 700 ha, trồng xen canh gần 1.900 ha và năng suất bình quân từ 10 - 15 tấn/ha. Cây bơ dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí chăm sóc chỉ bằng 1/3 các loại cây lâu năm khác và với giá bơ ổn định như nhiều năm qua, mỗi hécta cho thu hoạch từ 300 - 500 triệu đồng/năm.

Với đặc điểm địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi hơn so với các tỉnh khác, nhiều giống bơ ở Đắk Nông cho trái gần như quanh năm (từ tháng 1 đến tháng 11), năng suất cao như bơ Cuba, bơ 034, bơ Booth, bơ Hass, bơ sáp… Quả bơ Đắk Nông cho trái to, dẻo, màu vàng sậm hơn, mẫu mã đẹp hơn so với bơ các địa phương khác nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Theo đánh giá của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên – WASI, cây bơ đem lại nguồn thu lớn cho nông dân, trồng đến năm thứ 5 là có khả năng thu được 25-30 tấn quả/vụ/ha. Giá thấp nhất khoảng 30.000 đồng, cao điểm có thể lên đến 100.000/ký đối với các loại bơ ngon.

Ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết, địa phương đã định hướng và quy hoạch vùng trồng bơ chuyên canh và giảm dần diện tích trồng xen canh, tự phát trong rẫy. Từ tháng 6/2017, Sở đã làm việc với 66 hộ có hơn 700ha trồng chuyên canh, hướng đến trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để hướng đến xuất khẩu.

Hướng tới mục tiêu xuất khẩu và phát triển bền vững cây bơ

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nhu cầu tiêu thụ bơ tại Hoa Kỳ là rất lớn và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong thời gian tới.

Trao đổi với PLVN, ông Lê Sơn Hà - Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hầu hết quả bơ tại Hoa Kỳ được tiêu thụ qua kênh các siêu thị lớn, với khối lượng lớn, do đó phải đáp ứng yêu cầu rất cao: Các công ty cung cấp quả bơ phải chịu trách nhiệm và có khả năng kiểm soát các khâu trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất tới phân phối; các doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo có đủ các chứng chỉ chất lượng. Do quả bơ là một loại trái cây dùng để ăn liền, nên các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố an toàn thực phẩm.

Ông Hà nói thêm: "Việt Nam hiện có nhiều giống bơ cho quả gần như quanh năm. Tuy nhiên giá trị hàng hóa quả bơ Việt Nam còn thấp do hạn chế trong khâu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy mô sản xuất manh mún, chưa xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Trước việc quả bơ có thể trở thành thế mạnh xuất khẩu và xâm nhập các thị trường khó tính, ông Hà cho rằng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng trồng, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Ngoài ra, Việt Nam cần tìm kiếm và tuyển chọn những giống cây bơ ngon, chất lượng, năng suất cao, đặc biệt có chiến lược quảng bá tiếp thị hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm này, bà Ngô Tường Vy - Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu (Bến Tre), một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, cho rằng, vấn đề khó khăn nhất trong quy trình sản xuất bơ đó là khâu bảo quản. 

Bơ được cho là một loại trái cây “khó tính” vì không dễ bảo quản, hiện chủ yếu dùng để ăn tươi nhưng thường chỉ để được đến tối đa 5 ngày. Đặc tính chín đồng loạt, dễ dập nên rất khó có thể vận chuyển đến các tỉnh xa hay xuất khẩu. Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có sản phẩm chế biến nào từ bơ. Mặt khác bơ cũng là loại trái cây rất khó để chế biến, nếu chế biến không đúng cách, bơ rất dễ nhiễm vị đắng.

Qua trao đổi, bà Vy cung cấp thêm, hiện công ty đã xuất khẩu một số đơn hàng sang Trung Quốc, Đài Loan, Úc... và nhận được phản hồi tích cực. Tuy nhiên, để xâm nhập được thị trường khó tính như Mỹ hay các quốc gia châu Âu, theo bà Vy, "là một câu chuyện không đơn giản và cần phải đầu tư rất nghiêm túc, bài bản".

Bà Vy nhắc đến công nghệ HPP (high pressure processing) mới được áp dụng thành công tại Mỹ mới đây, giúp các sản phẩm chế biến từ bơ giữ nguyên hương vị, chất dinh dưỡng, độ tươi ngon, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm. Nếu công nghệ này sắp tới được áp dụng tại Việt Nam sẽ giải quyết được một trong những bài toán khó nhất đối với quả bơ từ trước đến nay.

Để có nguồn bơ chất lượng, hiện Chánh Thu đã tìm cách liên hệ với các trang trại hoặc vùng trồng bơ tại hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và cao hơn nữa là Organic, đảm bảo đúng kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, trồng cây con, chăm sóc cây, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch… 

"Tôi cho rằng, nếu làm tốt công tác sản xuất, có sự đầu tư và cách tiếp cận thị trường phù hợp, quả bơ có thể sẽ nhanh chóng trở thành cây trồng có doanh thu xuất khẩu cao của nước ta", bà Vy nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.