Đây là sự kiện thường niên được chị Nguyễn Thanh Tú và các học viên tổ chức nhằm đưa đến công chúng thủ đô một sự kiện văn hóa giúp lan tỏa nét đẹp của NT Ikebana đến cộng đồng. SK được tổ chức tại Nhà Triển Lãm TP HN số 93 Đinh Tiên Hoàng.
Triển lãm năm nay được tổ chức với ý tưởng chủ đạo là bảo vệ môi trường. Ngay trước cửa kính của nhà Triển lãm, các tác giả đã trưng bày tác phẩm Mạch Nguồn. Tác phẩm được nhóm tác giả thể hiện ý tưởng về vấn nạn môi trường biển trước sự đe dọa của rác thải nhựa. Các tác giả đã tái sử dụng các chai nước tạo thành khung tác phẩm người xem bị chi phối bởi hai dòng cảm xúc đối lập nhau: Sự thanh sạch dịu dàng của nước biển và sự tàn khốc của môi trường đang bị đe dọa một cách thô bạo.
Một góc triển lãm |
Ngoài những tác phẩm cá nhân sử dụng khá nhiều nguyên liệu gắn với đời sống văn hóa Việt Nam như nón lá, tre, chuối, điểm nhấn chính là tác phẩm tập thể với kích cỡ lớn lấy cảm hứng từ quá trình sản xuất giấy Dó thủ công.
Một tác phẩm tại triển lãm. |
Tác phẩm “ Hành trình của Dó” được trình bày với các hình khối hình học làm từ giấy Dó tạo nên hiệu ứng không gian 3D rõ rệt, từ đó dẫn người xem tới các cảm xúc của quá trình tạo nên giấy Dó: Từ khâu đập vỏ cây, đến ninh tạo bột, lên khung và phơi khô…
Tất cả được hòa vào bản hợp âm của đất, nước, lửa, nắng, gió qua những mầu sắc của những loài hoa và giấy Dó thể hiện 5 yếu tố chủ đạo của vũ trụ.
Và trên tất cả, người xem cảm nhận được sự khéo léo của đôi bàn tay, óc sáng tạo và sức lao động bền bỉ của người tạo tác.
Đặc biệt, triển lãm năm nay còn có sự góp mặt của các nghệ nhân đến từ trường Ikebana Ikenobo Nhật Bản. Bên cạnh những vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam, người xem còn được chiêm ngưỡng những tác phẩm mang đậm vẻ đẹp tâm hồn xứ sở hoa Anh Đào.
Chị Tú và các nghệ nhân đến từ trường Ikebana Ikenobo Nhật Bản. |
Những tác phẩm với kiểu cắm truyền thống do những giáo viên của trường Ikebana Ikenobo Nhật Bản thể hiện đã khiến cho những người tham quan phải trầm trồ ….
Từ một người yêu nghệ thuật Ikebana, sống và học bộ môn nghệ thuật này ở tại nước Nhật chị Nguyễn Thanh Tú trở về nước để chia sẻ niềm đam mê đến những người cùng sở thích.
Chị tâm sự: Nghệ thuật Ikebana đã có hơn 5 thế kỷ ở Nhật Bản, trong khi ở Việt Nam bộ môn nghệ thuật này còn quá mới, thông qua triển Lãm hàng năm nay, tôi mong muốn có nhiều người được tiếp cận môn nghệ thuật tinh tế này hơn nữa.
Không chỉ là triển lãm của một môn nghệ thuât giúp làm đẹp cuộc sống, làm cho tinh thần thư thái hơn, triển lãm Ikebana còn góp phần làm gắn kết hơn tình hữu nghị của người dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản./.