Triển khai ngay gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, không được thêm thủ tục

Trao quà động viên, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
Trao quà động viên, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung yêu cầu các tỉnh, thành phố không chờ đợi mà triển khai ngay gói hỗ trợ trị giá 26.000 tỷ đồng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng đề xuất các địa phương có thể giảm bớt thủ tục để đẩy nhanh tốc độ triển khai, chú trọng hậu kiểm.

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và thực hiện Nghị quyết số 68 /NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 14/7 tại Hà Nội.

Đảm bảo người dân không bị đói ăn, đứt bữa

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23 /2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ kịp thời, các địa phương đang thực hiện việc xây dựng kế hoạch triển khai. Đặc biệt, tại một số địa phương tình hình diễn biến phức tạp thì công tác hỗ trợ người dân đang gấp rút được triển khai để đảm bảo cho người dân không bị đói ăn, đứt bữa.

TP HCM là địa phương duy nhất đã triển khai chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do Covid-19 trước cả khi Nghị quyết số 68/NQ-CP được ban hành ngày 1/7. Ngày 25/6, Hội đồng nhân dân TP HCM đã thông qua gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó vì đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 886 tỷ đồng, hỗ trợ 6 nhóm đối tượng, trong đó có 230.000 lao động tự do.

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP HCM cho biết, TP thực hiện hỗ trợ lao động tự do đợt 1, với mức hỗ trợ tối đa 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian 30 ngày, từ 31/5 đến 29/6. Trong đợt 2 thực hiện phong tỏa 15 ngày theo Chỉ thị 16, TP HCM tiếp tục triển khai hỗ trợ đợt 2 với mức 50.000 đồng/người/ngày, trong 15 ngày.

Theo ông Lê Tấn Minh, đến ngày 13/7, đã có 46% lao động tự do được hỗ trợ. TP HCM phấn đấu ngày 15/7 sẽ hoàn thành hỗ trợ cho lao động tự do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 do giãn cách từ ngày 31/5 đến 2/6, đồng thời hỗ trợ tiếp đợt 2.

Ông Lê Minh Tấn cho biết các cơ quan chức năng thành phố đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản các thủ tục, làm nhanh nhất để người dân, doanh nghiệp, tiểu thương nhanh chóng nhận được hỗ trợ. Thậm chí có những chính sách, người lao động, người dân không phải làm bất cứ thủ tục gì mà các cơ quan chức năng, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ để chuyển tiền cho người dân, lao động sớm nhất.

Tại Đồng Nai, do thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, số lao động tự do mất việc tương đối lớn, khoảng 30.000 lao động. Đồng Nai sẽ hỗ trợ nhóm đối tượng này 1,5 triệu đồng/người, dự kiến kinh phí khoảng 45 tỷ đồng.

Không chỉ TP HCM và Đồng Nai mà các tỉnh, thành khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có kế hoạch triển khai cụ thể. Các địa phương này đều có chính sách hỗ trợ dành riêng cho lao động tự do.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các tỉnh, thành cần triển khai ngay chính sách hỗ trợ lao động, đặc biệt là lao động tự do và yêu cầu các địa phương cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ để tiền nhanh đến tay người bị ảnh hưởng bởi đại dịch, vì hiện nhiều nơi đang giãn cách, cách ly, tạm dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Liên quan đến thông tin Hà Nội vẫn đang xây dựng quy trình triển khai và chưa ban hành được kế hoạch thực hiện, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng tốc độ triển khai của Hà Nội chậm trong khi Nghị quyết, hướng dẫn đều đã ban hành. Các ngành liên quan, trực tiếp là Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã có hướng dẫn cụ thể.

Trong bối cảnh Hà Nội đã hai lần tạm dừng nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong vòng một tháng qua, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng Hà Nội cần chủ động triển khai luôn các chính sách hỗ trợ với tinh thần không ban hành thêm thủ tục, văn bản nào, chú ý chính sách cho nhóm lao động tự do.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng bày tỏ lo lắng về "tam giác công nghiệp" Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM với diễn biến dịch còn rất phức tạp. Chỉ riêng 3 tỉnh, thành này đã chiếm 1/4 lực lượng công nhân lao động cả nước, với nguy cơ dịch tấn công vào khu công nghiệp luôn hiện hữu. Do đó, giữ được thành trì công nghiệp phía Nam là giữ được an toàn cho cả nước, đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất hay không chính là ở các địa bàn này.

Bên cạnh việc hỗ trợ tiền mặt cho lao động, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý các tỉnh, thành nên có thêm hình thức hỗ trợ như cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng, chợ rau... bởi trong những ngày giãn cách người dân có tiền vẫn khó mua nhu yếu phẩm, lương thực.

Lực lượng lao động tăng so với cùng kỳ năm ngoái

Trong lĩnh vực lao động việc làm, đến hết quý II, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong qúy II năm 2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Như vậy, so với quý I năm 2021, dịch Covid-19 đã làm tăng thêm 3,7 triệu lao động rơi vào tình trạng bị ảnh hưởng tiêu cực; và sự bùng phát lần thứ tư của đại dịch đã đẩy 1,8 triệu người lao động trên phạm vi cả nước vào tình trạng không có việc làm…

Về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ LĐ-TB&XH đang khẩn trương hoàn thiện văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020, triển khai lập quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 369 liệt sĩ, cấp đổi lại 4.039 bằng Tổ quốc ghi công; tiếp nhận 1.544 mẫu để giám định ADN gồm 928 mẫu lưu, 399 mẫu hài cốt liệt sĩ và 217 mẫu thân nhân liệt sĩ để bàn giao cho các đơn vị giám định thực hiện. Đẩy mạnh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”; huy động nguồn lực xã hội chăm lo đời sống người có công với cách mạng.

Nhưng theo Bộ LĐ-TB&XH, cách ứng phó của người lao động và người chủ sử dụng lao động trước đại dịch trong năm nay có nhiều thay đổi so với năm 2020 đã góp phần làm gia tăng đáng kể số người tham gia lực lượng lao động so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị là 3,7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng trên 65%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ khoảng 26%.

Với công tác xuất khẩu lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất tiếp tục thực hiện việc giảm mức thu, nộp phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước, lệ phí cấp giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2021. Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, trong 06 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 40.602 lao động, đạt 45,11% kế hoạch. Đây là nỗ lực lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 quy định một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Với những điểm mới và lược bỏ thủ tục rườm rà, Nghị quyết 68 thể hiện sự hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; người lao động và người sử dụng lao động dễ tiếp cận dựa trên các tiêu chí, điều kiện hỗ trợ rõ ràng...

Cũng liên quan đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động, theo Bộ LĐ-TB&XH, trong 6 tháng đầu năm có 412.733 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 79,8% so với cùng kỳ năm 2020; 380.636 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, có 912.886 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm trước và 10.651 người được hỗ trợ học nghề, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.