Triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả

Những hành khách quốc tế đầu tiên đến sân bay Nội bài (Hà Nội) trong ngày đầu mở cửa đón khách du lịch. Ảnh: VOV
Những hành khách quốc tế đầu tiên đến sân bay Nội bài (Hà Nội) trong ngày đầu mở cửa đón khách du lịch. Ảnh: VOV
(PLVN) - Chiều tối 15/3, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả.

Tự tin đón khách quốc tế

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh việc hội nghị được tổ chức vào ngày 15/3, ngày Việt Nam chính thức mở cửa trở lại các hoạt động du lịch quốc tế. Đây cũng là hội nghị về du lịch đầu tiên có tất cả 94 đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự cùng lãnh đạo các tỉnh, TP; đông đảo lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khách sạn, du lịch, các hãng hàng không… cho thấy sự quan tâm đặc biệt, kỳ vọng lớn và quyết tâm cao của các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trong việc triển khai cụ thể hóa chủ trương mở cửa du lịch đã được Chính phủ thông qua.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, sau hơn 2 năm phải gồng mình ứng phó với đại dịch COVID-19, đến nay, thế giới đã bước sang một giai đoạn mới trong ứng phó với dịch bệnh. Nhiều nước đã và đang triển khai mạnh mẽ chính sách nới lỏng các biện pháp phòng dịch, mở cửa đi lại và thúc đẩy du lịch quốc tế, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Với Việt Nam, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao khẳng định, quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế với các biện pháp mở cửa mạnh mẽ được triển khai từ ngày 15/3 là rất quan trọng, đúng thời điểm, trên cơ sở những nền tảng vững chắc và những kết quả rất quan trọng chúng ta đã đạt được trong quá trình ứng phó với dịch bệnh.

“Với tỉ lệ tiêm chủng cao và các biện pháp kịp thời trong việc tiếp cận thuốc và phương pháp điều trị và đặc biệt là với sự đồng lòng và ý thức của người dân, chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới trong việc ứng phó với dịch bệnh, có khả năng và tự tin đón khách quốc tế đến du lịch Việt Nam”, ông Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh.

Nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của ngành du lịch đối với kinh tế, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng, việc mở cửa trở lại du lịch để phục hồi, vực dậy ngành du lịch sau hơn 2 năm hết sức khó khăn vừa qua có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết; hỗ trợ phục hồi và đẩy mạnh du lịch chính là góp phần thiết thực thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Ông Nguyễn Minh Vũ cũng nhấn mạnh yêu cầu tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách mở cửa du lịch hiệu quả, an toàn, khoa học và đem lại kết quả cao nhất.

Cần sớm có hướng dẫn về mở cửa

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thông tin, thảo luận về chủ trương, kế hoạch, quy định liên quan đến mở cửa lại du lịch trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; các biện pháp triển khai mở cửa du lịch quốc tế, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế và kế hoạch quảng bá, xúc tiến du lịch; kinh nghiệm của các nước về mở cửa du lịch; những vấn đề có thể gây khó khăn trong việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế và hướng giải quyết.

Từ kinh nghiệm quốc tế trong mở cửa du lịch, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã nêu nhiều kiến nghị để phát triển du lịch sau khi mở cửa hoàn toàn.

Ông Nguyễn Quốc Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, cho biết, chúng ta chủ trương mở cửa du lịch nhưng hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về xuất nhập cảnh, phòng chống dịch bệnh nên đến ngày 15/3, Đại sứ quán chưa thể cấp visa cho du khách theo hướng dẫn mới.

Ông Mai Phước Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Singapore cũng cho rằng các hướng dẫn về mở cửa của ta còn quá chậm, đặc biệt chưa có hướng dẫn về mặt y tế. “Sáng nay một số khách Singapore đến sân bay phải quay về do hướng dẫn chậm, điều này gây ra thất vọng”, Đại sứ cho hay.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng khuyến nghị chủ trương mở cửa du lịch của ta nên triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương để có thể thông báo một cách thống nhất đến các cơ quan đại diện, các hãng hàng không, đối tác… tránh thay đổi đột ngột, có văn bản bằng tiếng Anh để dễ dàng quảng bá.

Ông Đinh Toàn Thắng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp, cũng đề nghị cần có sự thống nhất chính sách và tập trung vào các xu hướng mới trong du lịch, trong đó ưu tiên du lịch bền vững, thân thiện môi trường, du lịch chậm hơn nhưng kéo dài hơn, du lịch kết hợp làm việc từ xa, du lịch an toàn phòng chống dịch bệnh…

Bên cạnh đó, cần có kế hoạch sớm để quảng bá, điểm đến hấp dẫn, truyền thông phải đi trước để đón đầu, cạnh tranh trong bán hàng…

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngày 15/3, Việt Nam không chỉ mở cửa lại du lịch, mà bản chất là Việt Nam chính thức mở lại giao lưu và giao thương quốc tế, như trước khi có dịch COVID-19, kèm theo một số giải pháp trên tinh thần quản lý rủi ro, kiểm soát được rủi ro, có những biện pháp để giữ an toàn cho tất cả mọi người, không phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài trên phương diện chống dịch.

Trong đó, đặc biệt, Việt Nam đã khôi phục chính sách xuất nhập cảnh như trước khi có dịch. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra rằng, cần xác định không phải mở cửa là sẽ đầy khách ngay, mà quá trình phục hồi phải tính bằng nhiều tháng.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần sớm có văn bản hướng dẫn cho khách nhập cảnh. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản hướng dẫn chính thức và xin ý kiến Bộ Y tế.

Phó Thủ tướng đề nghị hai Bộ Ngoại giao và Văn hoá, Thể thao và Du lịch sau hội nghị sẽ tiếp tục hợp tác và có các hoạt động, chương trình thiết thực triển khai mở cửa du lịch quốc tế an toàn, hiệu quả.

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta cần chú trọng vào chất lượng, có thể không nhiều hoạt động nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, khai thác được vai trò của mạng lưới cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Phó Thủ tướng đề nghị các Đại sứ tích cực đấu nối với các cơ quan, doanh nghiệp nước bạn để mở cửa lại cho tốt.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...