Triển khai loạt biện pháp ứng phó với mưa lũ ở Hà Nội

Hàng nghìn hộ dân ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai... vẫn bị ngập trong nước. Ảnh: Ngọc Nga
Hàng nghìn hộ dân ở các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai... vẫn bị ngập trong nước. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
9(PLVN) - Thành lập Ban chỉ huy, ứng trực 24/24h để kịp thời xử lý các sự cố thiên tai; bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát bảo đảm an toàn giao thông; thành lập đoàn kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng, chống lụt bão; thăm và tặng quà người dân vùng ngập... là những biên pháp mà Hà Nội triển khai để ứng phó với mưa lũ.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-BCH đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung các giải pháp ứng phó với mưa lũ, không để thương vong về người.

Theo đó, để tiếp tục khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ do bão số 2, chủ động ứng phó với các đợt mưa lũ có thể xảy ra, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân trong thời gian tới, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương và TP.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội cũng đề nghị các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống thông tin, mạng xã hội. Cùng đó, rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, cập nhật thường xuyên để thông tin đến chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thiên tai trên địa bàn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Sở Y tế Hà Nội mới quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác đáp ứng y tế phòng, chống lụt bão.

Cùng với thành lập đoàn kiểm tra, Sở cũng đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tổ chức giám sát 17 xã, phường tại 9 quận, huyện, khu vực có nguy cơ trước mùa bão lũ.

CDC Hà Nội đã thành lập 5 tổ chống dịch cơ động hướng dẫn các trung tâm y tế, phối hợp với chính quyền các cấp ở huyện Chương Mỹ và huyện Quốc Oai chuẩn bị cơ số Cloramin B 25% đủ để nước rút đến đâu thực hiện vệ sinh môi trường đến đó, bảo đảm phòng, chống dịch bệnh.

Trước đó, Hà Nội lập Ban Chỉ huy, ứng trực 24/24h để kịp thời xử lý các sự cố thiên tai. Theo đó, Ban Chỉ huy sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt từ Thành phố đến cơ sở đối với công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra tại các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất.

Chủ động làm việc với các cơ quan Trung ương và các tỉnh lân cận để thống nhất phương án trong công tác phòng, chống úng ngập, đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với hệ thống đê điều, nhất là các tuyến đê ở vị trí xung yếu trên địa bàn 03 huyện trên.

Cùng với đó, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan truyền thông và Nhân dân về diễn biến của thiên tai và công tác phòng, chống, khắc phục của Thành phố; định kỳ hằng ngày cập nhật, báo cáo tình hình với Thường trực Thành ủy.

Để giúp các hộ dân vùng “rốn lũ”, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội mới đây đã hỗ trợ gần 1 tỷ đồng giúp 950 hộ dân.

Theo đó, có mặt tại điểm ngập úng thuộc xã Nam Phương Tiến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã hỏi thăm, động viên, chia sẻ với những khó khăn vất vả của người dân nơi đây. Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã trao nhiều suất lương thực tới người dân. Mỗi suất gồm 1 bếp ga mini và 2 bình ga trị giá 500 nghìn đồng; 1 túi quà gồm thịt hộp, pate hộp, cá hộp và 1 số nhu yếu phẩm cần thiết trị giá 500 nghìn đồng...

Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị chức năng địa phương đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân vùng "rốn lũ". Quan tâm bố trí nơi ở tạm, sơ tán những hộ dân không bảo đảm an toàn; tiếp ứng lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch cho người dân, đặc biệt quan tâm đến người già, cô đơn, yếu thế, người tàn tật...

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại

Vị trí áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đến sáng nay (18/9), áp thấp nhiệt đới có xu hướng di chuyển chậm lại. Đến lúc 10h sáng nay, vị trí áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190km.

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.