Triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL

Triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chuyên canh chất lượng cao ở ĐBSCL
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 5/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - và ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cùng lãnh đạo các bộ ngành trung ương và địa phương khu vực ĐBSCL tham dự.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị.

Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Phó thủ tướng chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ ngành trung ương địa phương, doanh nghiệp cần lưu ý 10 chữ để thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, gồm: “Hết lòng, Tuân thủ, Linh hoạt, Hợp tác và Kiểm soát”.

Theo Phó thủ tướng Trần Lưu Quang việc hết lòng sẽ từng bước thúc đẩy người dân tích cực thực hiện, phù hợp với từng vùng, từng địa phương đáp trong thực hiện với mục tiêu giảm 20% chi phí đầu vào Đề án, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa của các hộ nông dân khoảng 9.500 tỉ đồng.

Việc áp dụng các quy trình xử lý và tái chế phụ phẩm, xây dựng thương hiệu gạo phát thải thấp sẽ góp phần nâng cao giá trị toàn chuỗi lúa gạo lên 40% (tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%). Đồng thời, áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải sẽ góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội cho hộ trồng lúa, nâng cao vị thế của người nông dân, chất lượng và uy tín của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường Thế giới.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ tài chính cùng các bộ ngành liên quan cần lưu ý đến các thể chế thay đổi, rào cản được xoá đi để lồng ghép nhiều chương trình với nhau, cũng như kinh phí thực hiện đề án.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cũng cam kết đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương trong thực hiện đề án.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại Hội nghị.

Ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng ban chỉ đạo Đề án cho biết Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam, chiếm trên 55% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Sản xuất lúa gạo trên góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu hộ trong vùng. Chương trình, dự án, mô hình sản xuất lúa tiên tiến, thân thiện với môi trường đã được áp dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lúa gạo bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Tiêu biểu dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam thực hiện từ 2015-2022 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án VnSAT có khoảng 180.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bền vững; các hộ nông dân tham gia các hợp tác xã khoảng 400 Hợp tác xã thực hiện quy trình canh tác bền vững trong Dự án có lợi nhuận tăng 30%, chi phí sản xuất giảm 30-40%, giảm khoảng 1,5 triệu tấn CO2/năm.

Để có vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn có sự liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị giữa người trồng lúa với Hợp tác xã, doanh nghiệp, Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” được phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề án được triển khai thực hiện tại 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang và Vĩnh Long…

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Đến năm 2025, về quy mô diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 180.000 ha. Đến năm 2030 về quy mô diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt một triệu héc-ta.

“Mục tiêu chung của đề án là hình thành một triệu héc-ta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính giảm trên 10%, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam”, ông Hoan nhấn mạnh.

Dịp này, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quyết định thành lập ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ các thành viên ban chỉ đạo đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, trong đó Trưởng ban Đề án là Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Người vợ bất ngờ đột tử trong đám tang của chồng

Người vợ bất ngờ ngã quỵ trong đám tang của chồng và không qua khỏi.
(PLVN) - Khi chuẩn bị làm lễ di quan chồng, bà Hà Thị N (trú tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) bất ngờ gục ngã. Dù ngay lập tức được người thân đưa đi cấp cứu, bà N đã tử vong sau đó trong sự bàng hoàng, thương xót của người thân và hàng xóm láng giềng.

Bạc Liêu: 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Bạc Liêu: 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'
(PLVN) - Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các Ban, Bộ, Ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại Lễ hội Đền Hùng

Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tại Lễ hội Đền Hùng
(PLVN) - Trong thời gian diễn ra Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2025, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ hàng hóa tại Lễ hội.

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã
(PLVN) - Khu tưởng niệm được khánh thành và đi vào hoạt động sẽ gắn kết với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh như: Cầu Hàm Rồng, núi Ngọc, trận địa pháo cao xạ C4, đồi “Quyết Thắng”, tượng đài Thanh niên xung phong chiến thắng, tượng đài Nam Ngạn chiến thắng, đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Anh hùng liệt sĩ... không chỉ là nơi tưởng niệm, tri ân các Anh hùng, liệt sĩ, mà còn là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Hiệu quả tín dụng chính sách xã hội ở Hải Lăng

Ngân hàng chính sách xã hội là “phao cứu sinh” cho vợ chồng anh Mai Văn T.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân Hải Lăng, là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Nhật Bản tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS)
(PLVN) - Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tiếp và làm việc với Đoàn công tác Hội Chuyên gia Việt Nam - Nhật Bản (VJS), cùng đại diện một số doanh nghiệp Nhật Bản đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Hải Dương.