Trích lục tài liệu trong hồ sơ thi hành án thế nào?

Trích lục bản án đã có nhưng trích lục trong THA còn vướng mắc
Trích lục bản án đã có nhưng trích lục trong THA còn vướng mắc
(PLO) - Thực tiễn hiện nay phát sinh nhiều trường hợp đương sự hoặc người được ủy quyền có đơn gửi đến cơ quan thi hành án dân sự (THADS) yêu cầu sao chụp (toàn bộ hoặc một phần) tài liệu trong hồ sơ thi hành án. Tuy nhiên, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện còn thiếu các quy định về vấn đề này.

Theo Điều 30 Thông tư số 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (Thông tư số 01/2016/TT-BTP), chấp hành viên lập hồ sơ thi hành án theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Hồ sơ thi hành án gồm: bản án, quyết định; các biên bản bàn giao, xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản xác minh, biên bản giải quyết việc thi hành án; giấy báo; giấy triệu tập; giấy mời; các đơn yêu cầu, khiếu nại về thi hành án; các biên lai, phiếu thu, phiếu chi; các tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản để thi hành án; các công văn, giấy tờ của cơ quan THADS, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án; các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có)... 

Có thể thấy trong hồ sơ thi hành án có rất nhiều loại tài liệu khác nhau, bao gồm các tài liệu cơ quan THADS tiếp nhận từ các cơ quan hữu quan chuyển đến, các tài liệu do đương sự cung cấp và các tài liệu phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành án. Vấn đề đặt ra là thẩm quyền cung cấp các thông tin, tài liệu của cơ quan THADS tới đâu và giới hạn việc cung cấp thông tin, tài liệu đó?.

Ví dụ, Chi cục THADS huyện X nhận được đơn yêu cầu sao chụp tài liệu trong hồ sơ thi hành án của người phải thi hành án là Công ty B, Công ty B yêu cầu sao chụp các tài liệu sau: Bản án, quyết định của Tòa án; toàn bộ hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản; các biên bản xác minh và biên bản giải quyết việc thi hành án; các văn bản của bên được thi hành án cung cấp. Với trường hợp này, có thể phân tích một số vấn đề như sau:

Về các tài liệu cơ quan THADS được cung cấp: Đối với bản án, quyết định, theo quy định tại Điều 269 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao bản án dưới hình thức trích lục. Do đó bản án, quyết định của Tòa án phải do Tòa án thực hiện dưới hình thức trích lục, cơ quan THADS có quyền từ chối yêu cầu này của Công ty B.

Tuy nhiên, đối với các tài liệu khác như các tài liệu do người được thi hành án cung cấp, các biên bản xác minh, biên bản giải quyết thi hành án… thì cơ quan THADS có thẩm quyền hoặc nghĩa vụ cung cấp hay không? Hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Do pháp luật không có quy định cấm việc cơ quan THADS cung cấp các loại văn bản, giấy tờ tài liệu trong hồ sơ thi hành án nên cơ quan THADS được quyền cung cấp các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ thi hành án. 

Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Theo Điều 39 Luật THADS, quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan... Như vậy, có thể hiểu đương sự chỉ được biết các văn bản mà pháp luật quy định cơ quan THADS phải thông báo cho đương sự bao gồm các loại văn bản đã liệt kê ở trên. Mặt khác, nếu như khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định rõ quyền của đương sự là: “Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng Dân sự” thì tại điểm b Điều 7, điểm c Điều 7a Luật THADS chỉ quy định về quyền được thông báo về thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án nhưng không quy định về quyền được sao chụp tài liệu trong hồ sơ thi hành án. Do đó, ngoài các tài liệu bắt buộc phải thông báo cho đương sự, cơ quan THADS không có trách nhiệm cung cấp các văn bản, tài liệu trong hồ sơ thi hành án cho đương sự.

Do còn có nhiều quan điểm khác nhau, trong khi pháp luật vẫn thiếu các quy định cụ thể nên việc sao chụp hồ sơ thi hành án và trách nhiệm cung cấp các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ thi hành án còn nhiều bất cập. Cơ quan THADS thiếu căn cứ pháp lý để chấp nhận hay từ chối những trường hợp đương sự có yêu cầu sao chụp hồ sơ thi hành án. Luật THADS cần quy định rõ những tài liệu nào được phép (không được phép) sao chụp; những tài liệu nào cơ quan THADS có trách nhiệm cung cấp. Đặc biệt là đối với những danh mục tài liệu trong hồ sơ của cơ quan THADS mà liên quan đến quy định về bảo mật thì có được thực hiện theo các quy định về bảo mật tài liệu không? 

Một vấn đề khác cũng đang bị bỏ ngỏ đó là trách nhiệm của người yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu trong hồ sơ thi hành án. Người yêu cầu cung cấp thông tin có phải bảo mật các thông tin đã được cung cấp không và chịu trách nhiệm như thế nào về việc sử dụng các thông tin có liên quan; chế tài được áp dụng trong trường hợp sử dụng thông tin sai quy định...

Pháp luật hiện hành quy định rất cụ thể về lệ phí sao chụp bản án, quyết định của Tòa án nhưng lại chưa quy định về chi phí sao chụp tài liệu trong hồ sơ thi hành án. Theo khoản 4 Điều 143, Điều 150 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì lệ phí tòa án bao gồm cả lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án. Điểm b khoản 9 Điều 4 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án quy định về lệ phí cấp bản sao bản án, sao chụp tài liệu tại Tòa án. Theo khoản 9 Mục II phần B Danh mục lệ phí Tòa án, ban hành kèm theo Nghị quyết này thì lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án là 1.500 đ/trang A4. Do đó, việc xem xét bổ sung các quy định về chi phí đối với việc sao chụp tài liệu trong hồ sơ thi hành án là rất cần thiết. 

Việc sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật THADS về sao chụp, cung cấp tài liệu hồ sơ thi hành án sẽ tạo thuận lợi hơn cho cơ quan THADS trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến hồ sơ thi hành án đang có nhiều vướng mắc hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Ông Lùa A Dủa, Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Pằn

Bí thư Đảng ủy xã Lù A Dủa tích cực vận động bà con từ bỏ hủ tục

(PLVN) - Ông Lù A Dủa (SN 1970), Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã gắn bó cả đời với bà con vùng cao biên giới. Suốt mấy chục năm tham gia công tác, ông đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo nơi vùng cao biên giới. Ông là tấm gương sáng về nỗ lực vươn lên trong học tập và công tác.

Đọc thêm

infographicCách tra cứu Bộ Pháp điển Việt Nam

Cách tra cứu Bộ Pháp điển Việt Nam
(PLVN) - Chỉ với một vào thao tác, người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin tại Bộ Pháp điển Việt Nam. Việc Bộ Pháp điển được đăng tải công khai, sử dụng miễn phí sẽ góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. 

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024
(PLVN) -  Ngày 7/11, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Lào Cai phối hợp với Toà án nhân dân thành phố, Thành đoàn, Trường THPTDT nội trú tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình hưởng ứng “Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)”, tổ chức phiên tòa xét xử lưu động và tuyên truyền luật phòng, chống ma túy; luật phòng cháy chữa cháy.

Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 7/11, Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024; tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân” và sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân”.

Hải Phòng: Tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Cán bộ Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại hội nghị.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 (9/11), thực hiện chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ Tư pháp và UBND TP Hải Phòng, ngày 6/11, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP và UBND huyện Cát Hải tổ chức Hội nghị tuyên truyền chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) cho cán bộ, Nhân dân và ngư dân vùng biên giới biển tại huyện Cát Hải.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc.
(PLVN) -Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.

Công tác tư pháp được triển khai toàn diện, với tinh thần đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Báo cáo tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, có nhiều đổi mới và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo Bộ, ngành Tư pháp để có đóng góp tích cực trong xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.

Quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 6/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”
(PLVN) - Trong không khí cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11. Ngày 6/11, Sở Tư pháp Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024.

longformSoạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Nên ban hành “luật khung” hay “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau, các tranh luận về chủ đề này. 

longformBộ pháp điển sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) - Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị quán triệt công tác Thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) -Sáng 05/11, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức Hội nghị quán triệt công tác thẩm định giá tài sản thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường chấn chỉnh, quản lý, theo dõi công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố. Ông Nguyễn Văn Hòa - Cục trưởng Cục THADS TP.HCM chủ trì Hội nghị

longformTư duy lập pháp ở Việt Nam - thực tiễn và yêu cầu đổi mới

PGS. TS Đinh Dũng Sỹ: "Làm luật không nên quá xúc động. Làm luật cũng không nên quá nóng vội" ( Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.