“Trị” bệnh thiếu thuốc?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày qua, câu chuyện thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế đang khiến nhiều bệnh nhân và các bệnh viện gặp không ít khó khăn. Người bệnh thì chỉ biết chờ và chưa biết khi nào sẽ có thuốc trở lại.

Người bệnh hoang mang vì thiếu thuốc

Tại Hà Nội, từ tháng 6/2022, bà Nguyễn Liên trú tại quận Ba Đình, Hà Nội sẽ phải tự mua thuốc Insullin, một loại thuốc tiêm cho bệnh nhân đái tháo đường, bởi nếu không tiêm thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. 15 năm, kể từ khi có bệnh, nhờ có bảo hiểm y tế, bà được nhận thuốc điều trị tại bệnh viện, nhưng nay thì khác.

“Bác sĩ bảo: “Cô ơi, tháng này bệnh viện hết thuốc tiêm, cô mua thuốc ngoài được không ạ?”. Các bác sĩ ghi đơn thuốc cho tôi để tôi đi mua bên ngoài. Thực ra, mua thuốc ngoài như thế này 1 năm chỉ mua 1 vài lần thôi, bình thường bệnh viện vẫn đủ thuốc. Nhưng đến hiện tại, chúng tôi chỉ là người dân, chúng tôi không hiểu vì sao bệnh viện lại không có thuốc”, bà Liên chia sẻ.

Còn đối với bà Đào Lan Hương trú tại quận Ba Đình, Hà Nội, căn bệnh giãn tĩnh mạch chi “hành hạ” gần 10 năm nay. Uống thuốc gì cũng không thuyên giảm nên bà đã quyết định làm phẫu thuật. Tuy nhiên, đúng thời điểm này bà hẹn khám thì bác sĩ bảo phải chờ.

“Bác sĩ nói bệnh này phải chờ thiết bị, phải chờ 1-2 tuần nữa mới mổ được. Bác sĩ nói vậy thì tôi cũng chỉ biết vậy thôi”, bà Hương chia sẻ.

Mới đây, tại buổi làm việc giữa Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM với Giám đốc và Trưởng khoa Dược của tất cả bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc, Giám đốc Sở Y tế TP HCM đã khẳng định có tình trạng thiếu thuốc trên địa bàn. Dù vậy theo Sở Y tế TP HCM, tất cả bệnh viện cho rằng đây là các vấn đề đã tồn tại từ rất lâu do nhiều nguyên nhân khác nhau, chứ không phải do sợ sai mà không dám tổ chức đấu thầu hoặc đấu thầu muộn.

Theo giải thích của một số địa phương, dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng đến công tác mua sắm thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị y tế của bệnh viện. Khi dịch cơ bản được kiểm soát, lượng bệnh nhân đến khám tăng nhanh chóng dẫn đến thiếu hụt cục bộ một số thuốc và vật tư y tế.

Còn dư luận thì băn khoăn, liệu có phải những sự cố gần đây liên quan đến thanh tra, kiểm toán, điều tra về mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế trên phạm vi cả nước, nên các đơn vị khám chữa bệnh có tâm lý lo lắng, sợ sai khi triển khai đấu thầu mua sắm theo quy định.

Dù lý do như thế nào thì cơ quan chức năng cần có những giải pháp kịp thời, có trách nhiệm để không làm chậm quá trình điều trị cho người bệnh.

Giải pháp nào cho “bài toán” thiếu thuốc?

Thầy thuốc nhân dân, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 - ông Nguyễn Anh Trí.

Thầy thuốc nhân dân, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 - ông Nguyễn Anh Trí.

Trước thực trạng trên, Thầy thuốc nhân dân, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 - ông Nguyễn Anh Trí lý giải với báo giới: “Nguyên nhân sâu xa là do trong hệ thống luật pháp của chúng ta vẫn còn nhiều chỗ còn thiếu, còn hổng. Tất nhiên còn một cái yếu tố đó là rất nhiều cán bộ đã bị vấp phải khi làm, đặc biệt trong quá trình chống dịch thì vấp phải, hiện bây giờ xảy ra nhiều chuyện. Bây giờ những người quản lý đang nhìn lại, họ thấy rằng đang bị thiếu và nếu cứ cố tình làm sẽ vi phạm. Cho nên nói không dám thì không đúng, họ đang chờ đợi, bổ sung, cập nhật chắc chắn hành lang pháp lý này để họ làm yên tâm hơn”.

Đưa ra giải pháp để cải thiện tình trạng này, theo ông Trí: “Giải pháp trước mắt là các cơ quan cấp Bộ, Chính phủ… phải nhanh chóng bổ sung, sửa chữa, điều chỉnh các vấn đề dựa trên cơ sở Nghị quyết 12 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nghị quyết 43 của Quốc Hội để tháo gỡ ngay, đảm bảo sự yên tâm của các cán bộ quản lý của ngành y tế, triển khai các việc, để có thuốc phục vụ cho người bệnh, có hóa chất sinh phẩm phục vụ xét nghiệm cho bệnh nhân”.

Về giải pháp lâu dài, ông Trí cho rằng phải rà soát lại hệ thống pháp luật kịp thời nâng cấp, bổ sung các quy định để làm cho những người quản lý yên tâm với hành lang pháp lý để họ làm. Làm cho những cán bộ quản lý nếu có lòng tham thì không thể "tư túi" được nữa, vì pháp luật quản lý chặt không cho phép họ làm điều đó.

Đọc thêm

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?
(PLVN) - Acetinotrile có độc tính thấp, tuy nhiên trong một số trường hợp Acetonitrile có thể chuyển hóa để tạo ra Hydro xyanua có độc tính cao.