Trị bệnh “cáo mượn oai hùm”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Phải đến khi Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội công bố thông tin phạt cơ sở sản xuất gốm tự ý in dòng chữ “Chủ tịch nước tặng”, “Thủ tướng Chính phủ tặng”, “Văn phòng Chính phủ kính tặng” lên những bộ ấm chén uống nước; dư luận mới nhận ra căn bệnh sĩ diện, thích “oai oách” trong xã hội vẫn còn trầm kha. Phải có nhu cầu lớn thì mới hình thành một thị trường đồ quà tặng mạo danh như thế.

Người mắc bệnh “cáo mượn oai hùm”, chắc ai cũng đã từng gặp. Không có trình độ, thực lực, hay quan hệ; nhưng cứ bịa đặt “quen thân thứ dữ”. Trong nhà phải gắng kiếm những món đồ gắn thông tin một vài cơ quan “cỡ bự” để chưng. Gần Tết phải kiếm tấm thiệp “Chúc mừng năm mới” đề tên lãnh đạo nào đó khoe trên bàn…

Cố gắng chứng tỏ “oai oách”, “bố đời” để làm gì? Có thể chỉ để thỏa mãn tâm lý muốn chứng tỏ cái tôi của mình một cách bệnh hoạn. Nhưng rất nhiều trường hợp “cáo mượn oai hùm” nhằm mục đích vụ lợi. Bịa chuyện mình “quan hệ rộng” để gạ gẫm “làm ăn” đẩy thua thiệt cho người; rồi “chạy chọt”, vay mượn, làm tiền, lừa đảo… Mâu thuẫn, tệ nạn, rắc rối, tội phạm cũng từ đó mà ra.

Lường được những nguy cơ trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lập tức đã có ý kiến đề nghị xử lý nghiêm vấn nạn này và nêu rõ: “Việc giả danh gắn tên Thủ tướng, cơ quan nhà nước vào sản phẩm để phục vụ mục đích kinh doanh, mục đích tạo quan hệ, ngoại giao có thể gây hiểu lầm, làm ảnh hưởng uy tín, hình ảnh lãnh đạo, cơ quan Nhà nước và những bên liên quan”.

Có điều băn khoăn ở chỗ, theo cơ quan QLTT, việc sử dụng hình ảnh Quốc huy hay logo của các cơ quan nhà nước trong các sản phẩm quà tặng chưa được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. Thế nên hành vi trên chỉ có thể bị phạt 6 triệu vì “kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi chữ viết, biểu tượng không đúng sự thật”.

Băn khoăn trên chắc chắn sẽ sớm được giải tỏa khi cơ quan pháp luật sẽ bổ sung quy định xử lý những đối tượng sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm mạo danh lãnh đạo và cơ quan nhà nước. Nhưng cái gốc của vấn đề, còn từ tâm lý cả nể, e ngại của nhiều người trong xã hội. Và khi pháp luật còn kẽ hở như trên, hai yếu tố đó đã “song kiếm hợp bích” tạo đất sống cho những đối tượng “cuồng oai” lợi dụng kiếm chác.

Còn một điểm mấu chốt nữa, nếu người dân ai cũng thượng tôn pháp luật, ai cũng hiểu nguyên tắc cán bộ là công bộc của dân mà bỏ đi tâm lý “sợ” cán bộ  thì những đối tượng “cáo mượn oai hùm” không còn đất diễn. Không còn “khán giả”, cũng không còn vụ lợi được gì từ cái sự ra oai, những “con cáo” ấy chắc chắn phải lo chuyện đi kiếm ăn chân chính, không còn màng đến những trò diễn kịch lố lăng. 

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.