Trên 20.800 hộ dân Cà Mau thiếu nước sinh hoạt mùa khô hạn

(PLVN) - Tỉnh Cà Mau vừa kiến nghị Chính phủ sớm thực hiện Dự án đầu tư cụm nhà máy nước vùng liên tỉnh Sông Hậu 1 và Sông Hậu, xây dựng các tuyến ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho tỉnh Cà Mau nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp nước sạch cho người dân, giảm nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Kiến nghị trên xuất phát từ thực trạng, do vị trí đặc thù, Cà Mau là địa phương duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nguồn nước ngọt bổ sung, chỉ tận dụng nguồn nước mưa và nước ngầm, thường xuyên thiếu nước ngọt cho sản xuất, đặc biệt là nước sinh hoạt trong mùa khô. Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên ngay trong mùa khô 2019 - 2020, Cà Mau có đến trên 20.800 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Khoan tìm nước ngầm giải cơn khát trong mùa đại hạn lịch sử 2020 tại Xã Trần Hợi (Trần Văn Thời, Cà Mau).
 Khoan tìm nước ngầm giải cơn khát trong mùa đại hạn lịch sử 2020 tại Xã Trần Hợi (Trần Văn Thời, Cà Mau).

Cụ thể, Cà Mau là vùng đất thấp, do không được bổ sung nguồn nước ngọt, dẫn đến việc khai thác quá mức tầng nước ngầm đã góp phần làm cho tình hình sụp lún đất, cùng với tác động ngày càng nghiêm trọng của tình trạng nước biển dâng đã gây ngập cục bộ tại nhiều địa phương, và diễn tiến ngày càng phức tạp, lan rộng, mức độ ảnh hướng lớn hơn…

Hiện, mỗi ngày, từ các công trình cấp nước tập trung khai thác tầng nước ngầm đã cung cấp nước phục vụ sinh hoạt cho người dân trên 136 nghìn m3. 

Cấp nước vùng nông thôn tại các cụm, tuyến dân cư…
 Cấp nước vùng nông thôn tại các cụm, tuyến dân cư…

Cùng với đó, Cà Mau có 137.590 giếng khoan nhỏ lẻ hộ gia đình với lưu lượng khai thác trên 257 nghìn m3/ngày đêm. Đó là chưa kể đến lượng nước phục vụ sản xuất tại các cơ sở sản xuất với lưu lượng sử dụng hàng nghìn m3/ngày đêm.

UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước tập trung ở nông thôn; qua đó chủ động trong việc tạo nguồn trữ ngọt nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt. UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho tỉnh triển khai công tác phòng, chống hạn hán, tạo nguồn dự trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hôm nay, Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa lớn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm nay (13/10) phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng, nhiệt độ cao nhất trên 32 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .