Trên 19 nghìn tỷ đồng cho thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ở Cà Mau

(PLVN) - Tỉnh Cà Mau vừa xác định 55 nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhắm ứng phó với biến đổi khí hậu với nguồn kinh phí trên 19 nghìn tỷ đồng, trong đó, nguồn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ và ODA trên 18 nghìn tỷ đồng. 

Các công trình trọng điểm ảnh hướng lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội, vừa được tỉnh Cà Mau đề ra trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến 2050 có thể kể đến như: Hồ chứa nước ngọt trên đảo Hòn Chuối; xây dựng bờ kè chống sạt lở khu dân cư Thị trấn Năm Căn; xây dựng nâng cấp đê biển Tây (đoạn từ Cái Đôi Vàm - Sông Đốc, Trần Văn Thời, Cà Mau); xây dựng hệ thống thủy lợi Tiểu vùng XIV và XII - Nam Cà Mau; giai đoạn 2 của dự án xây dựng Kè tạo bãi khôi phục đai rừng phòng hộ biển Tây và kè tạo bãi khôi phục đai rừng phòng hộ biển Đông.

Kế hoạch đưa yêu cầu xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và bến cá Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai); điều chỉnh, mở rộng Khu neo đậu, tránh trú bão Sông Đốc; Khu tránh trú bão cho tàu cá Bồ Đề.

Về nuôi trồng thủy sản, sẽ đầu tư xây dựng vùng nuôi thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại Tân Duyệt (Đầm Dơi, Cà Mau); đầu tư hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại Khu Kinh tế Năm Căn; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh tập trung tại Phong Điền (Trần Văn Thời); hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung tại Tân Dân (Đầm Dơi, Cà Mau)...

Tỉnh Cà Mau ưu tiên thực hiện các giải pháp xây kè, đê bảo vệ đời sống, vùng sản xuất nông nghiệp...
 Tỉnh Cà Mau ưu tiên thực hiện các giải pháp xây kè, đê bảo vệ đời sống, vùng sản xuất nông nghiệp...

Trong giai đoạn nêu trên, Kế hoạch sẽ ưu tiên dành 5 nghìn tỷ đồng cho xây dựng đê biển Đông; 1.200 tỷ đồng cho cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, nước thải khu vực nội đô trên địa bàn TP Cà Mau; 1.500 tỷ đồng cho xây dựng và phát triển đô thị các huyện, thành phố thích ứng biến đổi khí hậu…

Với 3 mặt giáp biển, có chiều dài bờ biển 254 km, những năm qua Cà Mau bị ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, mất gần 10 nghìn ha đất, rừng ven biển; hạ tầng, tài sản nhà dân ven các tuyến sông bị sạt lở, thiệt hại nghiêm trọng; sản xuất luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủ ro do nước biển dâng… 

Cà Mau xác định biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách thức thành cơ hội đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đưa ra các giải pháp chủ động thích ứng, phòng tránh, giảm phát thải khí nhà kính. 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử cho rằng, mục tiêu của Kế hoạch mang tầm nhìn chiến lược và dài hơi lần này là nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng tiếp cận chủ động, linh hoạt hích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và các điều kiện tự nhiên khác, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới phát triển kinh tế thân thiện với môi trường…

Tin cùng chuyên mục

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Đọc thêm

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.