Trẻ sơ sinh lây giang mai từ mẹ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người phụ nữ 25 tuổi chỉ biết mình bị giang mai khi chuẩn bị sinh tại một bệnh viện phụ sản ở Hà Nội. Việc can thiệp điều trị lúc này để phòng lây nhiễm cho con là muộn.

Một tháng sau khi sinh, chị cùng bé đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, xét nghiệm, định lượng kháng thể giang mai để xem liệu tình trạng ở bé là giang mai do huyết thanh từ mẹ truyền sang hay bị giang mai thực sự.

Kết quả em bé sơ sinh bị giang mai bẩm sinh. Bé và mẹ được điều trị bằng kháng sinh đường tiêm, kết quả tốt. Chồng chị cũng được đưa đến để xét nghiệm, điều trị bởi đây là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục.

BS Phạm Thị Thảo - Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Khi mang thai, người mẹ mắc bệnh lý này có thể lây truyền sang con do xoắn khuẩn giang mai xâm nhập máu thai nhi qua rau thai.

Em bé sinh ra mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng gì trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não,…

Bệnh nhi bị giang mai bẩm sinh biểu hiện tổn thương trợt lòng bàn tay, chân, tuần hoàn màng hệ biểu hiện bằng những mạch máu loằng ngoằng, dây rốn to, gan to lách to…

Mẹ mắc giang mai thời kì mang thai có thể mắc biến chứng khác như sẩy thai, thai lưu, đẻ non hay sinh con nhẹ cân,.. Trẻ sơ sinh cũng bị nhiễm khuẩn giang mai khi người mẹ sinh thường qua ngả âm đạo.

Giang mai là bệnh điều trị được bằng kháng sinh và có thể phòng ngừa. Do vậy BS Thảo khuyến cáo khi có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc tình dục không an toàn, cần phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đầy đủ.

Thai phụ cần khám thai định kỳ trong 18 tuần đầu tiên của thai kỳ, bởi giai đoạn này có thể phát hiện được bệnh. Cùng đó phải thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm phản ứng huyết thanh trong thai kỳ.

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra, dễ lây lan, chủ yếu là qua hoạt động tình dục. Người bệnh thường không biết về căn bệnh này và vô tình lây cho người khác. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ mẹ sang con và truyền máu.

Việc lây bệnh qua tiếp xúc da tiếp da có thể có gặp nhưng rất hiếm, do tổn thương của giang mai là ở bộ phận sinh dục.

Bệnh nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách, sẽ khỏi hoàn toàn. Đây là nhóm bệnh nhạy cảm, bệnh nhân thường khó nói, ngại tìm đến bệnh viện công lập.

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.