Trẻ sơ sinh bị ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. Ảnh:
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi. Ảnh:
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Đa khoa Đông Anh (TP Hà Nội) vừa cấp cứu thành công trường hợp trẻ sơ sinh bị ngộ độc do thuốc trầm cảm từ người mẹ.

Bệnh nhi là cháu N.T.V., một giờ tuổi (hiện 5 ngày tuổi), nặng 3,8 kg, là con lần 2 được chào đời bằng phương pháp đẻ mổ. Sau sinh, trẻ khóc và được tiếp xúc da kề da với mẹ. Tuy nhiên, bé không khóc to mà chỉ nhắm mắt nằm trên bụng mẹ. Các bác sỹ khoa Sản đã sơ cứu, kích thích cho trẻ khóc, cho bé thở oxy và chuyển lên khoa sơ sinh.

Tại khoa Nhi - Sơ sinh của Bệnh viện Đa khoa Đông Anh, bé được thở oxy nên hồng hào, vận động tốt nhưng mắt nhắm, kích thích đau cũng không chịu mở, nhịp thở chậm đều và có các cơn ngừng thở ngắn.

Trẻ đã được chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh/ theo dõi chậm tiêu dịch phổi. Qua khai thác tiền sử mẹ bé đã điều trị trầm cảm 2 năm nay, hiện vẫn đang sử dụng thuốc theo đơn. Các bác sỹ nhận thấy có thể đây là trường hợp sơ sinh ngộ độc thuốc trầm cảm từ mẹ.

Sau đó, trẻ đã được làm các xét nghiệm máu, chụp XQ tim phổi, siêu âm tim… Kết quả khí máu nhiễm toan hô hấp, XQ phổi chưa được nở tốt. Trẻ đã được thở máy giúp nở phổi, dùng cafein.

Sau 6 tiếng đồng hồ, bé được làm lại xét nghiệm khí máu các chỉ số đều được cải thiện. Bé đã khóc to những tiếng khóc đầu tiên. Hiện sau 24 giờ điều trị trẻ đã được cai thở máy, tỉnh táo, khóc to, ăn bú bình thường và ra viện sau 4 ngày điều trị.

Theo các bác sĩ, thuốc trầm cảm thuộc nhóm thuốc chẹn tái hấp thu serotonin, được sử dụng để điều trị rối loạn tâm lý như trầm cảm, lo âu và rối loạn căng thẳng sau stress. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trầm cảm trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc trầm cảm trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh, bao gồm:

Rối loạn thần kinh: Sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ có thể gây rối loạn thần kinh cho trẻ sơ sinh, dẫn đến các vấn đề như giảm khả năng ăn, ngủ nhiều hơn mức bình thường và hấp thụ dinh dưỡng. Các triệu chứng này có thể kéo dài đến 1 tháng sau sinh.

Động kinh: Sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề về co giật ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ vẫn còn được xem là an toàn nếu được sử dụng đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ. Trước khi sử dụng thuốc trầm cảm trong thai kỳ, phụ nữ nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về tác dụng và tác hại của thuốc.

Đối với các bà mẹ thì chăm sóc các con gặp rất nhiều áp lực thể chất và tinh thần. Có những mẹ sẽ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Những triệu chứng trầm cảm bao gồm cảm giác buồn rầu, mất ngủ, mất cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng quá mức và khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày. Qua đây, bác sĩ khuyến cáo, nếu bạn đang có những triệu chứng này, cần đi khám để loại trừ bệnh.

Đọc thêm

Cứu trẻ 13 ngày tuổi bị khuyết tật tim phức tạp

Bác sĩ thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới can thiệp, cứu 1 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh nặng đảo gốc động mạch. Đây là ca mổ đảo gốc động mạch trên bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (13 ngày tuổi) và có số cân nặng nhẹ nhất (2,5kg) mà bệnh viện từng phẫu thuật thành công.

Gánh nặng y tế từ thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn dẫn đến bệnh tăng huyết áp và là nguy cơ chính của các bệnh tim mạch. (Ảnh: Bảo Ngọc)

(PLVN) - Ăn mặn là thói quen phổ biến và khó bỏ của nhiều người dân, tuy nhiên việc lạm dụng gia vị, muối đã và đang gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, có nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh.

Khi giám định viên pháp y 'vận công' phá án

Trong những vụ việc giám định, sự cẩn trọng của các giám định viên pháp y là rất cần thiết. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Pháp y là lĩnh vực giao điểm giữa luật pháp và y học, liên quan đến vận mệnh của con người, sự thật của vụ việc, niềm tin vào công lý. Ý thức được điều này nên các giám định viên pháp y đều cẩn trọng trong từng hoạt động giám định của mình. Và cứ thế, khi cái thiện và cái ác luôn song hành tồn tại thì cuộc sống này vẫn rất cần đến bàn tay, khối óc của bác sĩ pháp y, để mang lại công bằng cho mọi công dân trước pháp luật.

Cơ hội nâng cao kiến thức chuyên sâu về ngoại khoa cho các cơ sở y tế

Các đại biểu tham dự hội nghị.
(PLVN) - Trong 2 ngày 18 - 19/7, Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên ngành ngoại khoa lần đầu tiên được tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận, với sự có mặt của nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy giáo, đội ngũ y bác sĩ đến từ các trường đại học, các bệnh viện lớn trong cả nước.

Tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt đúng tiến độ

Người dân đến CDC Cần Thơ tiêm vaccine ngừa bạch hầu.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng chưa đạt tiến độ, chỉ có vaccine phòng lao, vaccine sởi và vaccine DPT đạt tiến độ theo kế hoạch.

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly

Nguy cơ bệnh bạch hầu lây thành dịch rộng ở mức thấp, không nên lạm dụng cách ly
(PLVN) - TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn là thấp. Các địa phương không nên lạm dụng việc cách ly diện rộng...