Trẻ sơ sinh bầm tím khắp người vì người lớn thay nhau cấu véo chữa bệnh

Tin vào mẹo dân gian, gia đình cấu véo vào bụng trẻ sơ sinh để mong con khỏi chướng bụng.

Trẻ sơ sinh Lý K.O. (25 ngày tuổi, dân tộc Mông, trú tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) nhập viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang ngày 2/7 trong tình trạng bụng chướng, có nhiều vết bầm tím.

Người nhà bệnh nhi cho biết, 3 ngày gần đây, trẻ nôn trớ, chướng bụng. Gia đình đã nhờ một số người lớn tuổi trong bản tư vấn, sau đó tự chữa mẹo bằng cách cấu véo vào bụng bé. Khi không thấy bệnh thuyên giảm, bố mẹ mới đưa bé đến bệnh viện để khám và điều trị.

Bác sĩ Hoàng Thị Hà, Khoa Nhi, người trực tiếp thăm khám cho cháu bé chia sẻ, tại bụng bệnh nhi có ba hàng vết bầm tím, xuất huyết dưới da. Do bệnh nhi là trẻ sơ sinh, da mỏng, dễ tổn thương nên việc tác động bằng cấu véo như trên sẽ gây nhiều đau đớn bé.

Trẻ sơ sinh bầm tím khắp người vì người lớn thay nhau cấu véo chữa đầy hơi
Các vết bầm tím, xuất huyết dưới da của cháu O. - Ảnh: BVCC

Kết quả khám cho thấy, bé O. bị rối loạn tiêu hóa, ruột bé có nhiều hơi, có thể do mẹ cho bú sai cách. Bệnh nhi đã nhanh chóng được thụt tháo phân, dùng men tiêu hóa… để điều trị các triệu chứng nôn trớ, chướng bụng... Đồng thời, mẹ bé cũng được hướng dẫn cho trẻ bú đúng cách.

Hiện tại, sức khỏe bé ổn định, tiếp tục được điều trị, chăm sóc và theo dõi tại khoa.

Bác sĩ Hà nhấn mạnh, trường hợp trên may mắn do chỉ bị rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên, nếu là các bệnh nặng như tắc ruột, viêm ruột, cháu bé sẽ gặp rất nhiều nguy cơ về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, trong đó nguy cơ lớn nhất là tử vong.

Các bác sĩ khuyến cáo, hiện có rất nhiều  phụ huynh, đặc biệt là các gia đình dân tộc thiểu số thường sử dụng mẹo lưu truyền như dùng ngải, cấu véo… để chữa bệnh cho trẻ. Điều này có thể khiến bé đau đớn, thậm chí dẫn tới những hệ quả khó lường về sức khoẻ, tính mạng của trẻ.

Khi thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…