Trẻ sinh non xuất huyết não, rối loạn đông máu nguy kịch sống sót diệu kỳ

Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực - Ảnh: BVCC
Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa điều trị thành công trẻ sinh non 29 tuần tuổi bị bệnh màng trong, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh, xuất huyết não, rối loạn đông máu nguy kịch.

Bệnh nhi là con của sản phụ V.T.T (trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) chào đời khi mới ở tuần thứ 29, nặng 1,6kg.

Sau đẻ thường tại Bệnh viện Bãi Cháy, trẻ khóc yếu, tím, thở rên, sùi bọt cua, co kéo cơ hô hấp. Các bác sĩ khoa Nhi đã phối hợp với khoa Sản hồi sức cấp cứu cho trẻ ngay tại phòng sinh.

Qua thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi suy hô hấp, bệnh màng trong giai đoạn II-III, rối loạn đông máu, nhiễm khuẩn sơ sinh trên nền sơ sinh non yếu 29 tuần. Tiên lượng nguy cơ tử vong cao.

Trẻ được điều trị nằm lồng ấp, an thần thở máy xâm nhập, bơm Surfactant, truyền kháng sinh phối hợp, huyết tương, nuôi dưỡng tĩnh mạch. Quá trình điều trị tình trạng trẻ diễn biến nguy kịch, xuất hiện rối loạn đông máu, xuất huyết não.

Với sự theo dõi sát sao bệnh trạng của trẻ, các bác sĩ đã kiểm soát, xử trí thành công các tai biến ở trẻ sinh non. Sau 5 ngày điều trị trẻ được cai thở máy, thở oxy mask, môi hồng, chỉ số nhiễm khuẩn, suy hô hấp cải thiện, ăn tiêu, bụng mềm không chướng.

Sau 10 ngày điều trị, trẻ tỉnh, tự thở, phản xạ bú và ăn được sữa mẹ. Hiện tại, sức khỏe trẻ ổn định.

Bác sĩ CKI Trần Văn San – Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Trẻ sinh non, đặc biệt dưới 30 tuần tuổi thai, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là phổi còn non yếu, chưa trưởng thành nên trẻ thường mắc phải bệnh lý sơ sinh nguy hiểm như bệnh màng trong – hội chứng suy hô hấp cấp gây suy hô hấp nặng, tiến triển ở trẻ sinh non tháng do thiếu hụt sunfactant, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn đông máu…Nếu không được hồi sức cấp cứu kịp thời bằng các trang thiết bị, kỹ thuật hồi sức hiện đại trẻ có thể tử vong.

Qua đây bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ mang thai nên cần khám thai đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa, chăm sóc tốt quá trình thai nghén không để xảy ra sinh non.

Cho trẻ bú mẹ sớm ngay sau khi sinh trong vòng 1 - 2 giờ đầu, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, giúp khả năng đề kháng của trẻ được tốt vì trong sữa mẹ đã có sẵn những chất kháng thể cần thiết. Nếu sinh non các bà mẹ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về sơ sinh để được điều trị tốt nhất.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.