Trẻ em trong thế giới số: Không thể thiếu vai trò bảo vệ của pháp luật

Ảnh minh họa. (Nguồn Create & Learn)
Ảnh minh họa. (Nguồn Create & Learn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hiện nay, trẻ em bị tác động lớn bởi công nghệ internet, môi trường mạng. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) đã gióng lên cảnh báo nguy cơ về những vấn đề liên quan đến tác động của trí tuệ nhân tạo đối với trẻ em và việc bảo vệ trẻ em ở trên không gian mạng. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có rất nhiều quy định pháp lý để góp phần bảo vệ an toàn trẻ em và phòng, chống xâm hại cho em trên không gian mạng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một trong những “lá chắn” quan trọng để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng trong thời gian tới đó là duy trì và tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các chính sách liên quan để tạo cho trẻ em môi trường an toàn, không gian mạng lành mạnh.

Tăng cường pháp luật bảo vệ trẻ

Về hệ thống pháp luật Việt Nam để góp phần bảo vệ an toàn trẻ em và phòng, chống xâm hại cho em trên không gian mạng có thể kể đến các đạo luật như: Luật An toàn thông tin mạng (2015), Luật Trẻ em (2016), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật An ninh mạng (2018).

Trong đó, Luật An ninh mạng có các điều luật quy định nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.

Luật Trẻ em có các điều luật nghiêm cấm cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng; cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Điều 29 của Luật An ninh mạng quy định về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng nhấn mạnh việc trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng. Để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, Luật An ninh mạng quy định, chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của luật này và pháp luật về trẻ em. Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em…

Ảnh minh họa. (Nguồn Where Grace Abounds)

Ảnh minh họa. (Nguồn Where Grace Abounds)

Chú trọng xây dựng, cải thiện môi trường mạng an toàn cho trẻ em

Có thể nói, với hành lang pháp lý tương đối đầy đủ như trên, hiện nay, các cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân liên quan đã tích cực tuyên truyền, giáo dục quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của cơ quan có thẩm quyền nhiều lúc, nhiều nơi còn làm hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng chưa sinh động, thiếu hình ảnh minh họa cụ thể, chậm đổi mới, chưa nắm bắt tình hình thực tế mà người dân và trẻ em quan tâm. Công tác tuyên truyền pháp luật chưa thường xuyên, chủ yếu diễn ra theo sự kiện hoặc lồng ghép thông qua diễn đàn, hội nghị, tập huấn mà chưa chú trọng mở rộng truyền thông đến địa bàn dân cư, hộ gia đình; truyền thông trên báo điện tử, các trang mạng xã hội chưa được quan tâm đúng mức…

Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cùng với những diễn biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao khiến trẻ em ngày càng đứng trước nhiều nguy cơ bị xâm hại. Trong khi đó, việc xây dựng, cải thiện môi trường mạng an toàn đối với trẻ em chưa được đầu tư thích đáng; việc phát triển các dịch vụ phòng ngừa, can thiệp và hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa được chú trọng; năng lực về khoa học công nghệ, tin học của đội ngũ cán bộ điều tra loại tội phạm này chưa cao; việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ điện tử trong các vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng còn lúng túng và hiện chưa có chế độ thông tin báo cáo, thống kê chính thức về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng…

Tại Hội nghị tập huấn Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp ChildFund tổ chức vào tháng 5/2023, đại diện Bộ TT-TT cho biết đối với mạng xã hội nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, điển hình là Facebook và Youtube, Bộ TT-TT đã và đang tích cực đàm phán với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới với Việt Nam, yêu cầu họ gỡ bỏ những nội dung không phù hợp, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, yêu cầu có giải pháp quản lý các nội dung dành cho trẻ em, đồng thời tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về những tác động tiêu cực của mạng xã hội nói riêng và của Internet nói chung để trẻ em và đặc biệt là các bậc phụ huynh biết, hướng dẫn con em mình lựa chọn những chương trình, nội dung phù hợp, bổ ích và biết tự bảo vệ thông tin bí mật riêng tư của mình và của con em mình khi tham gia mạng xã hội.

Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có các giải pháp khuyến cáo, hướng dẫn các thuê bao về cách thức quản lý truy cập thông tin trên mạng đối với trẻ em và thực hiện nghiêm việc ngăn chặn các nội dung thông tin trên mạng không phù hợp với trẻ em theo quy định của pháp luật.

Mới đây, mạng xã hội Youtube đã công bố sẽ có một số thay đổi chính sách nhằm bảo vệ trẻ em theo đó Youtube dự kiến sẽ yêu cầu tất cả các nhà sáng tạo nội dung phải đánh dấu nội dung video dành cho trẻ em hay không.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ TT-TT đã và đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, như trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản trong đó quy định xử phạt đối với một số hành vi: đăng, phát các thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; không thực hiện đúng quy định về cảnh báo nội dung không phù hợp với trẻ em trên báo chí; đăng, phát các chương trình dành cho trẻ em không bảo đảm tỷ lệ quy định; việc nhập khẩu, xuất khẩu báo chí có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; việc sử dụng hình ảnh trẻ em để minh họa trên xuất bản phẩm nhưng không có sự đồng ý của cha, mẹ…

Trình Chính phủ ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Trình Chính phủ ban hành Quyết định số 830/TTg-CP ngày 01/6/2021 phê duyệt chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.

Về công tác rà soát, phát hiện và phối hợp xử lý các trường hợp xâm phạm trẻ em trên môi trường mạng, Bộ TT-TT đã triển khai thực hiện rà soát, phát hiện và ngăn chặn nhiều trường hợp đăng tải các hình ảnh, video có nội dung xâm hại hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Ngoài ra, để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của trẻ em, Bộ TT-TT đã đưa vào nội dung kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về tỷ lệ chiếu phim dành cho trẻ em, đã tiến hành thanh tra về nội dung này tại một số đài phát thanh và truyền hình địa phương và đã kịp thời chấn chỉnh các đài thực hiện tăng cường thời lượng và phát sóng đủ tỷ lệ chiếu phim cho trẻ em đúng quy định.

Ngày 19/06/2020, Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã được ban hành nhấn mạnh nhiệm vụ của các bộ, ngành như: xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý; giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng; triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ; hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật; tăng cường hợp tác quốc tế; hoàn thiện, bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn; tăng cường xây dựng các ứng dụng, trò chơi lành mạnh, thu hút sự tham gia của trẻ em tìm hiểu những kiến thức, kỹ năng bổ ích trên môi trường mạng; phối hợp với bộ, ngành liên quan.

Đọc thêm

'Áo mới' cho Đồng Nai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai vừa diễn ra, là một sự kiện vô cùng quan trọng với Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Đồng Nai.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.

Thừa Thiên Huế quyết xử lý dứt điểm tàu cá '3 không', '2 không'

Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt với các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), trong đó kiên quyết xử lý dứt điểm những tàu cá “3 không”, “2 không”.

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

Kỳ lạ chuyện cây sung 'bất tử' sau lũ dữ ở Lào Cai

(PLVN) - Dòng lũ dữ quét qua TP Lào Cai đã khiến hàng ngàn cây xanh đổ gục, có những cây tuổi đời hàng chục năm cũng không thể chống lại sự càn quét của thiên tai. Duy chỉ có một cây sung đứng sừng sững giữa đảo, trở thành minh chứng bất tử về nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu

Nghi loang dầu trên biển Vũng Tàu
(PLVN) - Đến sáng nay, 27/9, khu vực Bãi Trước vẫn xuất hiện lớp váng giống như dầu loang trên mặt nước. Tại khu vực gần bờ, độ đậm đặc của váng này thể hiện rõ.

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Những 'đại biểu' đặc biệt từ Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em

Đại biểu phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 - em Thào Mí Phềnh đến từ huyện Mèo Vạc, Hà Giang. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) -  Hôm nay, 27/9, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai - 2024 bắt đầu diễn ra tại Hà Nội với 306 đại biểu là các em đội viên thiếu nhi tiêu biểu đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia. Trong phiên họp, các ý kiến phát biểu đóng góp của các “đại biểu Quốc hội” trẻ em sẽ phản ánh những ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương.