Trẻ em, “liều thuốc vàng” giúp người già kéo dài tuổi thọ

Trẻ em là “liều thuốc vàng” kéo dài tuổi thọ người già.
Trẻ em là “liều thuốc vàng” kéo dài tuổi thọ người già.
(PLO) - Viện dưỡng lão có tên Ngôi Nhà Chim Sơn Ca cũng giống như bao địa điểm chăm sóc người già khác trên toàn nước Anh với đầy đủ các điều kiện phục vụ nhu cầu cần thiết về cơ sở vật chất, y tế... Nhưng điều khác biệt ở nơi này chính là những đứa trẻ hàng tuần tới chơi đùa, nói chuyện giúp các cụ bớt cô đơn. 

Khách mời “nhí”

Hiện nay trên thế giới có hàng ngàn, hàng vạn viện dưỡng lão mở ra nhằm phục vụ người già cao tuổi. Thậm chí nhiều nước châu Âu, viện dưỡng lão rất được ưa chuộng. Họ tìm đến đây vì nhiều nguyên do khác nhau, trong đó chủ yếu các cụ không muốn có một cuộc sống đơn độc, tìm đến viện dưỡng lão để bầu bạn với những cụ già khác.

Một số đến đây vì không có con cháu và bản thân không thể tự chăm sóc mình được nữa. Một số được con cháu đưa đến đây do không đủ khả năng và thời gian chăm sóc cha mẹ…

Nhưng dù được chăm sóc chu đáo từ sức khoẻ, ăn uống đến sinh hoạt và hưởng thụ mọi tiện nghi, nhưng đa phần các cụ trong viện dưỡng lão đều rất cô đơn. Nhiều người trông mong đến cuối tháng để con cháu vào thăm. Có cụ đã hai ba năm con cháu cũng chẳng vào thăm một lần. Nhất vẫn là những cụ không có con cháu, những năm tháng cuối đời chỉ có thể chôn chân nơi viện dưỡng lão.

Theo một nghiên cứu dành cho người lớn tuổi của Trung tâm Lão khoa quốc tế (ILC-UK), ngày càng nhiều người phải đối mặt với sự cô đơn và sống trong tình trạng cô lập khi về già.

Một nghiên cứu của Independent Age cho thấy sự cô đơn ngày càng đe doạ nước Anh, thiêu rụi cuộc sống của 700.000 đàn ông và 1,1 triệu phụ nữ trên 50 tuổi. Và con số này đang tăng lên với tốc độ kinh ngạc. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chết vì cô đơn nhiều gấp đôi số người chết vì béo phì. 

Trẻ em là “liều thuốc vàng” kéo dài tuổi thọ người già.
Trẻ em là “liều thuốc vàng” kéo dài tuổi thọ người già.

Theo CNN, với khoảng 200 cụ già tầm tuổi từ 90-100, Ngôi Nhà Chim Sơn Ca là một trong những viện dưỡng lão lớn nhất trên toàn nước Anh. Mỗi ngày ở đây các cụ đều phải ngồi cùng nhau để tập các bài tập thể dục vật lý trị liệu nhạt nhẽo, dập khuôn theo hướng của bác sĩ, y tá. 

Thứ 3 trong tuần cũng giống như bao ngày khác, nhưng lại được các cụ háo hức mong chờ nhất. Trong lúc tập thể dục, cứ vài phút họ lại nhìn ra cửa như mong chờ một ai đó. Khách mời của họ hàng tuần chính là những bạn nhỏ từ 2-3 tuổi ở trường mẫu giáo gần đó, được trung tâm dưỡng lão mời đến.

Các bác sĩ sau nhiều năm nghiên cứu các phương pháp giúp người già bớt cô đơn, sống vui khỏe trong viện dưỡng lão nhận thấy rằng, trẻ em chính là chìa khóa vàng kéo dài tuổi thọ người già cao tuổi. 

Tháng 7/2017, viện bắt tay vào xây dựng một khu riêng trong khuôn viên chuyên dành cho trẻ em tới vui chơi và trò chuyện với người già. Đây là cơ sở chăm sóc sức khỏe liên thế hệ đầu tiên ở nước Anh. Trẻ em và người già cùng nhau tham vào một chương trình đầy đủ các hoạt động như nướng bánh, làm vườn, vẽ tranh, tập thể dục, chơi trò chơi, hát, đọc truyện…

Ý tưởng chăm sóc liên thế hệ

Ông Ali Somer, người đồng sáng lập nên Ngôi Nhà Chim Sơn Ca cho biết, “Ý tưởng của chúng tôi được các chuyên gia đánh giá rất cao vì đã tạo nên mối liên kết giữa người già và trẻ nhỏ. Hai bên hỗ trợ nhau tạo nên những điều tuyệt vời, các bạn nhỏ được vui chơi, còn các cụ già nhận được niềm vui từ con trẻ khiến họ bớt cô đơn trong những năm tháng tuổi già”. 

Giáo sư Sarah Harper của Đại học Oxford cũng đồng ý về những lợi ích do chương trình chăm sóc cả hai thế hệ cùng nhau mang lại. “Tình yêu và mối quan hệ luôn là hai thứ mà người lớn tuổi đều cần. Họ cảm nhận được điều đó khi họ chơi cùng với các bé”, Giáo sư Sarah Harper chia sẻ. 

So với trước đây, các cụ già ở Ngôi Nhà Chim Sơn Ca được khuyến khích đi tới đi lui từ phòng chăm sóc của họ đến khu vui chơi của các bé nhiều hơn. Những cụ già ở đây trở nên ít trầm cảm, di chuyển nhiều hơn, giao tiếp tốt hơn và mức độ giảm trí nhớ được cải thiện. 

Khi các bé và các cụ chơi với nhau, tiếng cười luôn vang lên trong suốt thời gian họ ở chung với nhau. Họ ôm hôn, cầm tay nhau cùng hát hò, tập thể dục, đọc truyện… Các cụ luôn tìm cách để các bé phát huy khả năng của chúng.

Ngược lại, các cụ cũng cố gắng nhớ bài tập thể dục và lấy hết sức duỗi tay chân mình ra khi tập chung với các bé. Một vài cụ không thể chất quá yếu chỉ có thể ngồi xe lăn nhưng cũng rất thích ngồi nhìn các bé chơi. Điều này giúp ích rất nhiều cho não bộ của họ. Họ vui hơn, hạnh phúc hơn mỗi khi nhìn thấy trẻ nhỏ. 

Marjorie Bloom, một cụ già sống ở trung tâm Ngôi Nhà Chim Sơn Ca cho biết, cụ cảm thấy rất hạnh phúc và thú vị khi mỗi tuần nhìn thấy các bé lớn lên một chút. “Chúng là những tia sáng lấp lánh đối với chúng tôi trong những năm tháng cô đơn tuổi già. Tôi yêu những đứa nhỏ hơn bất cứ thứ gì trên đời, chúng quá đáng yêu!”, cụ Bloom chia sẻ. 

Cụ Fay Garcia 90 tuổi, chuyển từ New York đến viện dưỡng lão Ngôi Nhà Chim Sơn Ca được hơn 3 năm và dự định sống ở đây đến hết phần đời còn lại. Ban đầu cụ bà không hề có hứng thú gì với chương trình này. Nó hoàn toàn không có ý nghĩa gì nào vì cụ chưa bao giờ có con. Nhưng khi bắt đầu tham gia, bắt đầu dành thời gian cho những đứa trẻ, cụ đã nhanh chóng thay đổi quan điểm của mình. 

“Khi những đứa trẻ đến đây lần đầu và dần dần nhớ tên chúng tôi vào những lần sau. Chúng chơi cùng chúng tôi, ôm hôn, nắm tay chúng tôi bằng tất cả tình yêu thương không có sự toan tính. Đó là thứ cảm giác mà cả cuộc đời tôi chưa bao giờ cảm nhận được. Giờ đây tôi coi những đứa nhỏ ấy như cháu ruột của mình, trẻ con thực sự là điều tuyệt vời và kỳ diệu nhất mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta”, cụ Fay Garcia nói. 

Các bác sĩ ở viện Chim Sơn Ca cũng nhận thấy rõ những thay đổi ở cụ Fay Garcia từ thể chất đến tinh thần. Cụ đã bắt đầu yêu đời hơn, tự đi bộ xung quanh rèn luyện bản thân và hào hứng mỗi khi chơi cùng trẻ nhỏ. 

Ý tưởng về chăm sóc liên thế hệ là một điều mới mẻ đối ở Anh Quốc hiện nay. Mới đi vào thử nghiệm nhưng có thể thấy được những lợi ích tuyệt vời mà trẻ em mang lại cho người già. Bản thân những đứa trẻ cũng nhận được những lợi ích nhất định như: được vui chơi, trải nghiệm những điều mới mẻ ngoài trường học.

Chúng cũng được phát huy mọi khả năng thông qua các hoạt động bổ ích, lý thú của chương trình, từ đó thể hiện bản thân trong sự cổ vũ nhiệt tình, đồng thời cũng nhận được tình thương yêu vô bờ bến từ các cụ. 

Trước đây, cũng đã có nhiều nghiên cứu về tác động của trẻ nhỏ đối với sức khỏe và tuổi thọ của người già. Năm 2016, các nhà khoa học Thụy Sĩ và Đức từng  công bố nghiên cứu trên tạp chí Evolution and Human Behavior về vấn đề người già sống cùng các cháu sẽ có tuổi thọ cao hơn. 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi 500 cụ già từ 70-103 tuổi vào năm 1990. Mục đích là nhằm tìm hiểu sự khác biệt giữa những cụ thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ với những người không mấy khi tiếp xúc. Kết quả cho thấy, một nửa số các cụ sống cùng con cháu sẽ có tuổi thọ lâu hơn 10 năm kể sau khi tiến cuộc nghiên cứu, trong khi một nữa còn lại sống cô đơn, không ai quan tâm chỉ kéo dài tuổi thọ thêm được 5 năm. 

Tiến sĩ Sonja Hilbrand thuộc khoa tâm lý học tại Đại học Basel, Thụy Sĩ cho biết, “Không được tiếp xúc với cháu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của ông bà. Mối liên kết giữa ông bà và các cháu là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.

Ông bà lấy việc sống cùng và chăm sóc các cháu là niềm vui tuổi già, giúp họ không cảm thấy cô đơn và bản thân vẫn còn hữu ích đối với xã hội. Các bé nhận được tình yêu từ ông bà sẽ có tuổi thơ tràn ngập tình yêu thương, được chăm sóc kể cả khi bố mẹ không ở bên cạnh”.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.