Trẻ em ít nguy cơ nhiễm nCoV?

Trẻ em ít nguy cơ nhiễm nCoV?
(PLVN) - Tính đến ngày 7/2, virus Corona chủng mới đã khiến hơn 28.000 người nhiễm bệnh và gây ra hơn 500 ca tử vong. Tuy nhiên, điều bất ngờ là trong hầu hết các ca dương tính có rất ít trường hợp là trẻ em.

Tính đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ đã ghi nhận một số ít trường hợp trẻ em nhiễm virus Corona, bao gồm: 1 bé gái 9 tháng tuổi ở Bắc Kinh (Trung Quốc); 1 em bé ở Đức (có bố được xác nhận mắc bệnh phổi lạ trước đó); 1 em bé ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị nhiễm virus Corona nhưng không biểu hiện triệu chứng nào; 1 em bé sơ sinh được xác nhận dương tính với virus Corona mới vào ngày 5/2, có mẹ là bệnh nhân của dịch Corona.

Xét về con số tổng thể, trẻ em vẫn là đối tượng rất ít bị tác động bởi 2019-nCoV. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân nhiễm 2019-nCoV là 49-56. Trên thực tế, hiện tượng trẻ em ít bị tác động trước dịch bệnh do virus cũng đã được ghi nhận ở dịch SARS và MERS, vốn đều có tác nhân gây bệnh là các virus thuộc chủng Corona như dịch viêm phổi lạ bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Đối với người già và trẻ em phải cách ly vì nghi nhiễm virus Corona, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM khuyến cáo người dân cần thực hiện các bước sau:

- Đo thân nhiệt: Người nghi nhiễm bệnh cần chủ động đo nhiệt độ 2 lần mỗi ngày để xem cơ thể có sốt, ho, thở mệt hoặc khó thở hay không. Sốt là khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 37,5 độ C.

- Theo dõi dấu hiệu cơ thể: Người trong diện phải cách ly cần chú ý theo dõi các triệu chứng khác của cơ thể mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy. Nếu không có các triệu chứng trên, người bệnh vẫn nên tiếp tục tự theo dõi sức khỏe ít nhất 2 lần/ngày, cho đến khi hết thời gian ủ bệnh.

Với những người tiếp xúc nguy cơ thấp và người trở về từ vùng dịch, nên ở nhà, hạn chế đi lại và không sử dụng các phương tiện công cộng. Khi ra ngoài phải mang khẩu trang đúng cách.

- Thông báo cho cán bộ y tế: Hàng ngày, người trong diện cách ly cần thông báo tình trạng sức khỏe cho cán bộ y tế. Khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần lập tức ở phòng riêng và thực hiện đeo khẩu trang đúng cách, không tiếp xúc với người khác.

- Vệ sinh cá nhân: Trong quá trình cách ly, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh; che miệng và mũi khi ho, khi hắt hơi; không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống.

Đối với người có nguy cơ bệnh nặng (người có bệnh mạn tính, người già, trẻ em) hoặc người tiếp xúc nguy cơ cao (tiếp xúc với khoảng cách dưới 2m với người bệnh, tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết, phân của bệnh nhân mà không có đồ bảo hộ), phải tuyệt đối cách ly hoàn toàn, ở nhà, không đi học, đi làm hay tiếp xúc với người khác.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.