Trẻ cầm bút bằng tay trái: Ứng xử sao cho phù hợp?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) -  Không ít học sinh tiểu học do cầm bút bằng tay trái đã phải chịu những lời quát mắng, thậm chí là đòn roi của thầy, cô và của chính bố, mẹ khiến trẻ có tâm lý hoảng loạn, lo sợ mỗi khi đến lớp. 

Bởi lâu nay, việc một đứa trẻ thuận tay trái bị coi như như bất thường, phải chịu sự soi xét của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý thì nên để trẻ được phát triển tự nhiên, có thể dạy trẻ tập cầm bút bằng tay phải ngay từ khi còn nhỏ nhưng việc làm này cần nhiều thời gian chứ không thể ép buộc, sử dụng đòn roi bắt trẻ phải thực hiện bằng được cho giống với những trẻ khác. 

Không thể ép mọi cách để bắt trẻ viết bằng tay phải

Từng là một giáo viên mầm non nhưng chị Nguyễn Thu H (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn băn khoăn khi cô con gái 6 tuổi của chị thuận tay trái. Từ các việc sinh hoạt, chơi trò chơi, tập cầm bút, tô màu,... con gái của chị đều thực hiện bằng tay trái. Chị H đã tìm hiểu, bỏ công sức trong một thời gian khá dài để cùng con tập luyện sử dụng tay phải nhưng kết quả vẫn chưa khả quan hơn. Giờ đây, khi năm học mới đang cận kề, chị H càng cảm thấy hoang mang, lo lắng hơn khi bước vào lớp 1 con vẫn cầm bút viết bằng tay trái. 

“Tôi và gia đình đã phải cố gắng luyện tập cho con, mỗi lần rèn tay phải thấy con cực khổ lắm nhưng dường như vẫn chưa đạt kết quả, con vẫn sử dụng tay trái trong mọi hoạt động từ cầm thìa, đũa, đồ chơi, cầm bút,... Năm nay con bước vào lớp 1, phải tập viết nhiều hơn, con có theo kịp các bạn không, tôi cũng hoang mang không biết có nên bắt con phải rèn viết bằng tay phải cho bằng được hay không?”, chị H chia sẻ.

Một trường hợp khác, không ít bố mẹ than phiền khi nhận ra con mình thuận tay trái. Lúc đầu, họ còn băn khoăn muốn sửa cho con nhưng sau khi tìm hiểu sự phân tích của các chuyên gia thì phụ huynh đã yên tâm. Có những gia đình vẫn quyết định để con cầm bút viết tay trái theo đúng sự tự nhiên của con. Thế nhưng ngay chính bố mẹ của không ít bé lại gặp phải sự trách móc của ông bà nội, ngoại khi không sửa cho con để con thành người “lạc loài” trên lớp học.

Cách đây không lâu trên mạng xã hội facebook chia sẻ câu chuyện một bé thuận tay trái, dù đã cố tập viết bằng tay phải nhưng do viết nhiều mỏi quá, bé chuyển sang viết bằng tay trái và đã bị cô giáo chủ nhiệm phản đối gay gắt. Câu chuyện đó đã gây nên bức xúc, tranh luận trong cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ quan điểm nên cho trẻ thuận theo tự nhiên, không nên ép trẻ viết bằng tay phải.

Nhiều người thì đổ lỗi do bố mẹ thiếu sự quan tâm, không tập cho con dùng tay phải ngay từ khi còn nhỏ. Thậm chí, ngay tại chính lớp học nhiều trẻ đã bị thầy, cô giáo quát mắng, trách phạt mỗi khi dùng tay trái cầm bút viết khiến trẻ sợ trong mỗi lần tới trường. 

Một chuyên gia tâm lý cho rằng một đứa trẻ, nếu thuận viết bằng tay trái sẽ phải nỗ lực hơn bạn bè rất nhiều, vì chỉ giáo viên thuận tay trái mới cầm bút và hướng dẫn các em cụ thể. Do đó, bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào ép trẻ viết bằng tay phải đều không tốt, trẻ rất dễ phản ứng tiêu cực. Trẻ rất dễ bị thuyết phục nên cần phương pháp động viên, khích lệ. Người lớn cần tôn trọng trẻ để các em có sự phát triển tốt nhất về thể chất và tâm lý. Đồng thời, cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ, thấu hiểu của giáo viên để trẻ không bị ảnh hưởng khi bước vào năm học mới.

“Nhiều phụ huynh muốn con viết bằng tay phải, không nên gò ép mà cần hướng dẫn, khuyến khích con làm những công việc hàng ngày đơn giản bắt đầu bằng tay phải như tập tô, tập lấy khăn mặt, cầm dao, kéo... trước khi vào lớp một. Việc uốn nắn để các bé không viết bằng tay trái sẽ khó khăn thời gian đầu, cần phải có thời gian, phụ huynh nên quan tâm đến tâm lý đứa trẻ bên cạnh đó trẻ cần chính sự kiên trì của giáo viên để hỗ trợ, giúp đỡ các em”, cô Nguyễn Thị Thành, một giáo viên từng có nhiều kinh nghiệm trong luyện chữ cho học sinh tiểu học nhấn mạnh.

Thuận tay trái không phải yếu tố dự báo tài năng

Ngoài ra, xoay quanh câu chuyện này, lâu nay nhiều người vốn cho rằng những người thuận tay trái có rất nhiều tài lẻ và thường thông minh hơn người khác. Tuy nhiên dưới góc độ y học, theo bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, có 10% dân số thuận tay trái. Các nghiên cứu thống kê chỉ ra rằng, chỉ 25% trẻ thuận tay trái có liên quan đến phả hệ gia đình.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai nhi của những bà mẹ trầm cảm có xu hướng tay trái cử động nhiều hơn và hay chạm lên mặt bé; những đứa trẻ này sinh ra có xu hướng thuận tay trái. Hay các nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy có mối liên quan giữa trẻ thuận tay trái với thai nhi nhẹ cân, hoặc những bà mẹ mang thai khi đã lớn tuổi. 

Theo số liệu thống kê của Đại học Wellington (New Zealand), có 98% trẻ thuận tay phải được bán cầu não trái xử lí ngôn ngữ và ngược lại, 70% trẻ thuận tay trái được bán cầu não phải chỉ huy ngôn ngữ. Số còn lại, 30% trẻ thuận tay trái do cả hai bán cầu não chỉ huy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở người trưởng thành, khả năng xử lí ngôn ngữ của người thuận tay trái và thuận tay phải không có sự khác biệt. Tuy nhiên, người thuận tay trái hay có những suy nghĩ khác, thậm chí ngược lại với suy nghĩ của người thuận tay phải.

“Các nghiên cứu đều cho thấy, khi trẻ đến tuổi trưởng thành sẽ nhanh chóng bắt kịp các bạn thuận tay phải. Bởi vậy mà việc trẻ thuận tay trái hay tay phải không phải là yếu tố dự báo tài năng của trẻ khi lớn lên. Một số quan niệm cho rằng, trẻ thuận tay trái thông minh hơn, cũng không đúng. Đơn giản, trẻ thuận tay trái nói riêng, hay người thuận tay trái nói chung, họ chỉ có thể có những suy nghĩ, những quan điểm khác biệt so với người thuận tay phải, chưa có một bằng chứng nào chỉ ra thuận tay trái thông minh hơn”, bác sĩ Phúc cho biết.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...