Trẻ bị tiêu chảy cấp, đừng kiêng nước dừa

ThS. Bs Huỳnh Tiểu Niệm, giảng viên Bộ môn Nhi trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trình bày tại Phòng khám đa khoa đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Đoàn Huy Khả
ThS. Bs Huỳnh Tiểu Niệm, giảng viên Bộ môn Nhi trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trình bày tại Phòng khám đa khoa đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Ảnh: Đoàn Huy Khả
(PLO) - Khi trẻ bị tiêu chảy, không ít phụ huynh kiêng, không cho trẻ uống nước dừa vì cho rằng nước dừa mát nên sẽ khiến trẻ tiêu chảy nặng hơn. Tuy nhiên, theo nhi khoa thì nước dừa hoàn toàn có thể thay thế nếu trẻ không uống được các loại nước bù chất điện giải.

Tiêu chảy cấp, theo định nghĩa của Tổ chức Vị tràng học Thế giới (World Gastroenterology Organisation), là đi tiêu phân lợn cợn hoặc phân lỏng liên tục một cách bất thường kéo dài gần 14 ngày.

Theo ThS. Bs Huỳnh Tiểu Niệm, giảng viên Bộ môn Nhi trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, để bù nước cho trẻ bị tiêu chảy, nếu trẻ không uống được các loại nước có chất điện giải thì nên cho trẻ uống nước dừa tươi. Vì nước dừa tươi là vô trùng và cũng có đủ các chất điện giải, đủ sức đảm bảo bù nước. 

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, nhiều trường hợp phụ huynh khẩn trương điều chỉnh chế độ ăn của trẻ. Chẳng hạn chỉ cho ăn cháo chứ không cho ăn các loại thức ăn khác. Theo Bs Niệm, nước cháo loãng chỉ có tác dụng bù nước, làm cho trẻ no mà không đủ dinh dưỡng. Vì vậy phụ huynh vẫn nên cho trẻ ăn đầy đủ bốn nhóm thức ăn như bình thường. Nếu không có nhóm chất đạm, nhóm chất xơ, nhóm chất béo mà chỉ có nhóm tinh bột thì sẽ khiến cho trẻ dễ bị suy kiệt hơn. 

Tại buổi tư vấn và tầm soát do Phòng khám đa khoa đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức ngày 04/08/2018 với chủ đề “Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt, Tiêu Chảy tại Nhà”, ngoài sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là nước rất tốt và ngoài nước dừa như đã nói bên trên, Bs. Niệm đưa ra lời khuyên đối với trẻ không bú mẹ hoàn toàn, là nên cho trẻ uống một hoặc nhiều loại dung dịch: nước chín, nước súp, nước trái cây và cần tránh các loại giải khát, nước trái cây công nghiệp, nước trái cây quá ngọt.

Về dinh dưỡng, chỉ tránh cho trẻ ăn những rau sợi thô, củ quả, hạt ngũ cốc có nhiều chất xơ vì khó tiêu hóa và tránh thức ăn chứa nhiều đường (vì gây tiêu chảy thấm thấu làm tiêu chảy nặng thêm). Còn lại, không nên kiêng ăn, kiêng sữa; không cần pha loãng sữa, không đổi sữa. Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi mà nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa (6 bữa/ ngày), thức ăn cần nấu nhừ với thực phẩm nên đủ 4 nhóm: tinh bột, đạm, rau củ, chất béo.

Trường hợp thấy một trong những dấu hiệu sau đây thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế: đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục); nôn ói nhiều; trẻ rất khát; ăn uống kém hoặc bỏ bú; sốt cao; li bì, khó đánh thức; có máu trong phân.

Đọc thêm

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.