Trẻ bị tay - chân - miệng nhẹ có thể biến chứng, thậm chí tử vong nếu vào BV tuyến cuối

Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 là nơi để điều trị các bệnh nhi nặng.
Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 là nơi để điều trị các bệnh nhi nặng.
Đối với các ca bệnh nhẹ, BV tuyến trên có thể điều trị trong ngày, chuyển về phòng khám vệ tinh, bệnh viện quận huyện. Còn nếu bệnh nhẹ nào cũng chuyển lên tuyến trên, bên cạnh sự chật chội, quá tải, thiếu giường phải nằm ghép, bác sĩ không đủ sức theo dõi.

Tham gia lễ phát động “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Quận Thủ Đức, TP.HCM và làm việc với các bệnh viện nhi trên địa bàn thành phố., hôm qua, 12/10, Bộ trưởng Kim Tiến kêu gọi người dân cần phải nhận thức được, bệnh viện tuyến cuối là nơi nhận những ca bệnh nặng, đầy biến chứng; đừng đưa trẻ đang mắc bệnh nhẹ vào những nơi đó.

Chúng ta từng có một “bài học cay đắng” với mùa dịch sởi ở BV nhi Trung ương Hà Nội trước đó, bệnh nhi càng vào càng nặng, càng tăng tỷ lệ tử vong vì lây chéo sởi, tay chân miệng và các bệnh khác…

Đối với các ca bệnh nhẹ, BV tuyến trên có thể điều trị trong ngày, chuyển về phòng khám vệ tinh, bệnh viện quận huyện. Còn nếu bệnh nhẹ nào cũng chuyển lên tuyến trên, bên cạnh sự chật chội, quá tải, thiếu giường phải nằm ghép, bác sĩ không đủ sức theo dõi.

Một số bệnh viện như BV Nhi Đồng 1 không gian nhỏ, không gian cách ly chật hẹp… tăng lây nhiễm chéo nhiều, nhiễm khuẩn bệnh viện tăng. Trẻ càng dễ nhiễm thêm bệnh, không chỉ sởi mà có thể mắc thêm viêm hô hấp, cúm, tay chân miệng, viêm màng não mủ…

Hiện nay, các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017.

bo-truong-bo-y-te-khuyen-cao-vao-bv-tuyen-cuoi-tre-benh-nhe-co-the-bien-chung-tham-chi-tu-vong-2Khoa Nhiễm của BV Nhi đồng 2 là nơi để điều trị các bệnh nhi nặng

Tuy vậy trong thời gian gần đây, bệnh tay chân miệng và sởi bắt đầu có sự gia tăng tại một số địa bàn nơi tập trung đồng dân cư, giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao ở TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...

Trong khi đó, hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: việc giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch chưa triệt để; tỷ lệ tiêm chủng còn thấp; chưa quyết liệt trong các hoạt động dự phòng; kinh phí đầu tư cho phòng, chống dịch còn nhiều hạn chế.

Ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là xem thường dịch bệnh, chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dịch, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), còn phó mặc cho ngành y tế.

Dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ diễn biến phức tạp, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết luôn tiềm ẩn bùng phát cục bộ.

Biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng:

-  Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

    - Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

    - Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

    - Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

    - Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

    bo-truong-bo-y-te-khuyen-cao-vao-bv-tuyen-cuoi-tre-benh-nhe-co-the-bien-chung-tham-chi-tu-vong-3

    Rửa tay là một trong những hàng rào phòng vệ giúp cơ thể khoẻ mạnh dễ làm và hiệu quả

    Các biện pháp phòng, chống bệnh sởi:

    - Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

    - Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

    - Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

    Phòng ngừa sốt xuất huyết

    Người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

    - “Lật úp” tất cả dụng cụ hay vật chứa nước như lốp xe, chén nước ngoài bàn thờ;

    - Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...;

    - Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

    - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.

    Đọc thêm

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

    Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
    (PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

    Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

    Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
    (PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

    Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
    (PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

    Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

    Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
    (PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

    Dịch sốt xuất huyết lan rộng

    Dịch sốt xuất huyết lan rộng
    (PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

    Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

    Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
    (PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.