Trẻ 2 tuổi tử vong vì mắc vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn gây bệnh Withmore xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn. (Ảnh: Intrenet)
Vi khuẩn gây bệnh Withmore xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn. (Ảnh: Intrenet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh Whitmore.

Bệnh nhi là V.T.Y.N (sinh năm 2021, trú tại thôn 14, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk).

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 21/5, bé Y.N xuất hiện các triệu chứng sốt kèm tiêu chảy, ở nhà chưa điều trị. Đến ngày 28/5, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Tại đây, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp độ II - viêm phổi nặng - theo dõi nhiễm trùng huyết - tiêu chảy cấp không mất nước - chưa loại trừ viêm não màng não - theo dõi U não.

Ngày 29/5, trẻ chuyển nặng với chẩn đoán sốc nhiễm trùng - nhiễm trùng huyết - tổn thương đa cơ quan - viêm phổi nặng - viêm mủ màng phổi phải - rối loạn đông máu nhẹ.

Đến 17h20 phút ngày 30/5, trẻ tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm trùng - nhiễm trùng huyết tổn thương đa cơ quan - viêm phổi nặng - tràn mủ màng phổi - tiêu chảy cấp không mất nước. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn gây ra bệnh Withmore).

Theo số liệu thống kê của CDC, từ đầu năm 2023 tới nay, toàn tỉnh ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh Whitmore và là trường hợp bệnh nhân tử vong vì Whitmore đầu tiên của tỉnh.

Whitmore là loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể người, chủ yếu qua da, khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phức tạp, diễn tiến âm thầm như bệnh lao. Người bệnh có thể bị viêm phổi, viêm mô mềm, áp xe các cơ quan như gan, lách, thận, nhiễm trùng huyết. Tỷ lệ tử vong tương đối cao nếu không điều trị kịp thời. Những người có bệnh nền như đái tháo đường, suy thận, bệnh gan, bệnh phổi mạn tính, người suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nhiễm trùng Burkholderia pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và bệnh không lây từ người sang người. Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống sôi…

Đặc biệt khi bệnh nhân có các vết loét ở ngoài da, các triệu chứng như sốt, nhức mỏi tay chân, ho, đau bụng, đi lỏng nhiều lần cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bất ngờ hoại tử chân sau 20 năm bị rắn cắn

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân,
(PLVN) - Bị rắn cắn cách đây 20 năm nhưng chủ quan không đến viện vì nghĩ không phải là rắn độc. Chỉ đến khi có triệu chứng nhiễm trùng nặng ở cổ bàn chân, người đàn ông mới vội vàng viện để điều trị.

Phát động chiến dịch '24 giờ bên con'

Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”. Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con” với mong muốn truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ “hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn”.

Lần đầu tiên ghép gan bất đồng nhóm máu cho trẻ nhỏ

Lần đầu tiên Bệnh viện TWQĐ 108 triển khai ca ghép gan bất đồng nhóm máu ABO. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Bệnh viện TWQĐ 108 mới tiến hành ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận gan (bà nội hiến gan cho cháu gái). Đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện TWQĐ 108 triển khai kỹ thuật này cho trẻ nhỏ (bệnh nhân 15 tuổi).

Liên tiếp nhiều ca bị rắn độc cắn, bác sĩ chỉ cách sơ cứu ban đầu

Hình ảnh con rắn hổ mang đã cắn bệnh nhân ở Phú Thọ.
(PLVN) - Thời gian vừa qua, các bệnh viện trên cả nước liêp tiếp ghi nhận nhiều trường hợp bị rắn độc cắn. Đáng chú ý, do sơ cứu không đúng cách, nhiều bệnh nhân bị hoại tử tay chân, nhiễm trùng máu... Vì vậy, nhận biết rắn độc cắn và sơ cứu ban đầu đúng cách là vô cùng cần thiết.

Những quan niệm sai lầm về thuốc lá mới

Ths.Nguyễn Hạnh Nguyên – Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam.
(PLVN) - Theo Ths.Nguyễn Hạnh Nguyên – Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam, quan niệm thuốc lá điện tử an toàn hơn thuốc lá điếu truyền thống, thuốc lá điện tử là giải pháp giúp cai nghiện thuốc lá truyền thống… là hoàn toàn sai lầm, không có căn cứ bằng chứng xác thực.