Trâu trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam

Là vật nuôi vừa rất quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, trâu được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thuý của người Việt Nam

Là vật nuôi vừa rất quen thuộc, gần gũi, vừa ngộ nghĩnh, độc đáo và giàu ý nghĩa biểu tượng, trâu được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ rộng rãi mà thâm thuý của người Việt Nam
 
 * Béo như trâu trương: Béo phì quá mức.
 * Bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy: ý nghĩ, suy tính của đối phương cũng giống mình
 * Chết đuối vũng trâu đầm: Bị thất bại hoặc thiệt mạng trong hoàn cảnh quá bình thường, chẳng có gì là khó khăn, nguy hiểm.
 * Chín đụn mười trâu: Lắm thóc lúa, nhiều trâu bò (chỉ người giàu có ở nông thôn thời xưa).
 * Có ăn có chọi mới gọi là trâu: Người ta chỉ khẳng định mình khi giữ và thể hiện được bản chất, năng lực.
 * Con gái mười bảy bẻ gãy sừng trâu: Con gái tuổi mới lớn rất khoẻ và hăng hái.
 * Con trâu đi trước cái cày theo sau: 1. Nghề nông truyền thống Việt Nam; 2. Quy luật tất yếu.
 * Con trâu là đầu cơ nghiệp: Con trâu là tài sản quan trọng của người nông dân, là công cụ cần thiết của nghề nông (khi chưa có phương tiện cơ giới).
 * Cương ngựa ách trâu: Bị thống trị, chèn ép, kìm giữ.
 * Dai như trâu đái: Kéo dài một cách dai dẳng, lằng nhằng mãi.
 * Dắt trâu chui qua ống: Làm một việc ngược đời, không thể thực hiện được.
 * Đàn đâu mà gảy tai trâu, đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi: Lời miệt thị của kẻ tự cao tự đại đối với người khác.
 * Đàn gảy tai trâu: 1. Không biết tiếp thu, thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật; 2. Làm những điều trái khoáy, vô ích.
 * Đầu trâu mặt ngựa: Hạng người lưu manh, ngang ngược và hung hãn.
 * Để lâu cứt trâu hoá bùn: 1. Những gì để lâu sẽ thay đổi hoặc không còn giá trị; 2. Món nợ lâu ngày không trả dễ bị lãng quên.
 * Đến đâu chết trâu đến đấy: Thô bạo, mạnh mẽ mà vụng về, tới đâu cũng va chạm, gây đổ vỡ, thiệt hại ở đấy.
 * Đi cày trâu húc, đi xúc phải cọc: 1. Các tai nạn lao động dễ xảy ra; 2. Lý do chối việc của những người nông dân lười biếng.
 * Khoẻ như trâu: Rất khoẻ, ví như là sức trâu.
 * Không có trâu, bắt bò đi đầm: Bắt buộc phải thay thế, thực hiện việc không phù hợp.
 * Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu: Chó và trâu rất nhớ đường về.
 * Làm kiếp trâu ăn cỏ, làm kiếp chó ăn dơ: Lời than phiền của kẻ bần cùng, khốn khổ, không thấy được hướng tiến lên.
 * Làm rể chớ xáo thịt trâu, làm dâu chớ đồ xôi lại: Lời răn người làm dâu, làm rể những việc không nên thực hiện (xáo thịt trâu thì hay dai và đồ xôi lại thì không dẻo, không ngon được).
 * Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc: 1. Vai trò quan trọng của những đối tượng làm nên sự giàu có ở nông thôn thời xưa (trâu, thóc); 2. Hoạt động thất bại vì thiếu những cơ sở, tiềm lực cần thiết.
 * Làm thân trâu ngựa: Thân phận hèn kém, phải hầu hạ người ta.
 * Lấm như trâu đầm: Lấm bẩn quá mức, như con trâu vừa đầm mình dưới bùn lên.
 * Lộn (sai) con toán, bán con trâu: Tính toán rất quan trọng, sai một con số nhỏ có thể gây ra tác hại, hậu quả lớn.
 * Mua trâu bán chả: Buôn bán, làm ăn thiếu tính toán, thường bị thua lỗ, thất thiệt.
 * Mua trâu lựa nái, mua gái lựa dòng: Phải biết chọn lựa đối tượng thích hợp khi mua.
 * Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã (trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa): Những kẻ xấu thường tìm nhau để câu kết, cùng nhau làm bậy.
 * Ruộng sâu, trâu nái không bằng con gái đầu lòng: Nhiều bà mẹ thích đẻ con gái đầu lòng vì con gái sẽ giúp mẹ trong công việc nội trợ và nhất là chăm nom các em (ruộng sâu thì tốt lúa, trâu nái đẻ con thì có lợi).
 * Thân trâu - trâu lo, thân bò - bò liệu: Ai có phận sự của người nấy.
 * Thề lái trâu: Lời thề không thể tin được.
 * Thở như trâu bò mới vực: Thở hồng hộc do quá mệt (vực: tập cày, bừa).
 * Tiếc thịt trâu toi: Tiếc cái không đáng tiếc (toi: dịch bệnh).
 * Tiền rợ quá tiền trâu: Chi phí phụ lại nhiều hơn chi phí chính (rợ: thừng, dây buộc).
 * Trăm trâu cũng một công chăn: Khen người biết thu xếp công việc, mất ít công sức mà hiệu quả cao.
 * Trâu béo kéo trâu gầy: Bù trừ, đổ đồng với nhau.
 * Trâu bò được ngày phá đỗ, con cháu được ngày giỗ ông: Được dịp tha hồ ăn uống no say (sau khi hái đỗ, người ta cho trâu bò vào ăn cành lá).
 * Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết: Những người trên, người có quyền thế tranh giành lợi ích với nhau thì những kẻ dưới, kẻ phụ thuộc bị vạ lây, thiệt lây.
 * Trâu buộc ghét trâu ăn: Gièm pha, ganh tỵ, ghen ghét người có tài năng, thành tích hoặc hưởng quyền lợi, được ưu ái hơn mình.
 * Trâu cày ngựa cưỡi: Tả cảnh nhà phong lưu ở nông thôn thời xưa.
 * Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn bỏ béo: Người đến chậm thì mất phần, kẻ ngờ nghệch nhưng may mắn lại được hưởng nhiều.
 * Trâu chậm uống nước đục: Thất thiệt, thua kém do chậm trễ hơn người khác.
 * Trâu chết mặc trâu, bò chết mặc bò, củ tỏi giắt lưng: Kẻ ích kỷ chỉ biết đến mình hoặc chỉ chờ người ta thua thiệt để vơ lợi về mình.
 * Trâu cổ cò, bò cổ giải: Chê trâu bò gầy gò (giải: loài rùa nước lớn, hình dáng gần giống con ba ba nhưng cổ khá dài).
 * Trâu dắt ra, bò dắt vào: Luôn sẵn trâu bò (chỉ những nhà giàu ở nông thôn thời xưa).
 * Trâu đạp cũng chết, voi đạp cũng chết: Vị thế yếu kém của người nông dân trong xã hội cũ, bị nhiều tầng áp bức.
 * Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà: Chế giễu những công nhân lái máy cày vòi vĩnh đòi nông dân thết đãi ăn uống (trâu đỏ: máy cày sơn màu đỏ).
 * Trâu đeo mõ, chó leo thang: Thuộc vùng núi xa xôi, hẻo lánh.
 * Trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy: Tư tưởng, lối sống cục bộ, địa phương.
 * Trâu già đâu nệ dao phay: Người già không còn sống được lâu, nên lắm khi liều lĩnh, chẳng biết kiêng sợ gì.
 * Trâu hay ác thì trâu vạc sừng: Cử xử độc ác thì sẽ bị quả báo, bị trừng phạt.
 * Trâu ho bằng bò rống: Người khoẻ làm việc bình thường cũng hơn người yếu làm cố sức.
 * Trâu khoẻ chẳng lo cày trưa: 1. Khoẻ mạnh, giàu năng lực thì dù làm trễ cũng xong việc; 2. Biểu hiện của tính chủ quan, tự phụ tự mãn.
 * Trâu lành không ai mặc cả, trâu ngã lắm kẻ cầm dao: Giễu thói tham lam hoặc lợi dụng nhược điểm, sự suy yếu của người khác.
 * Trâu lấm vẩy càn: Kẻ có khuyết điểm, tội lỗi lại đổ vấy cho người khác.
 * Trâu mạnh trâu được, cỏ mạnh cỏ được: Trong cuộc đấu tranh để sinh tồn, có khoẻ thì mới thắng.
 * Trâu ta ăn cỏ đồng ta: 1. Tinh thần tự lập cánh sinh, giữ vững bản sắc cá nhân; 2. Cảnh sống đơn điệu, cục bộ, cô lập.
 * Trâu thịt thì gầy, trâu cày thì béo: 1. Con trâu cày được người nông dân chăm sóc chu đáo hơn vì nó là công cụ sản xuất quan trọng; 2. Đối tượng không phù hợp với mục đích, nhu cầu.
 * Trâu tìm cọc, cọc chẳng tìm trâu: Khi cần người ta thì mình phải tự mình đến tận nơi để nhờ cậy, chứ đừng mong người ta tìm tới với mình.
 * Trâu trắng đi đâu, mất mùa đấy: Người tự phàn nàn không có số may nên làm việc gì cũng thất bại.
 * Trâu vào, mạ ra: Cày xong thì cấy ngay.
 * Yếu trâu hơn khoẻ bò: Người to lớn thì dù yếu cũng còn mạnh hơn người nhỏ con, gầy gò.
 
 
 Phong Hoá
 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.