Trao tặng 40 máy tính cho sinh viên nghèo người Dao

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 15/10, Ban đại diện nhóm "Người Dao Việt Nam – Gắn kết từ bản sắc" tổ chức Chương trình chào đón tân sinh viên dân tộc Dao lần thứ 3 tại Hà Nội. Tại chương trình, 40 chiếc máy tính đã được trao tặng các sinh viên người Dao có hoàn cảnh khó khăn.

Theo thống kê của nhóm "Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc", hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội. Chương trình chào đón tân sinh viên dân tộc Dao hàng năm là cơ hội để các em gặp gỡ, kết nối, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.

Hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học... tại Hà Nội. Ảnh: Lành Vũ

Hiện có khoảng 100 sinh viên người Dao đang theo học tại các trường nghề, cao đẳng, đại học... tại Hà Nội. Ảnh: Lành Vũ

Buổi lễ có sự góp mặt của gần 100 sinh viên dân tộc Dao. Nhiều tấm gương đồng bào Dao điển hình đã vượt khó, băng rừng xuống Thủ đô “tìm con chữ”, đang công tác, gặt hái được những thành công nhất định... cũng tới giao lưu, chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng cho các tân sinh viên.

Tại chương trình năm nay, nhiều món quà có giá trị đã được gửi tới các sinh viên người Dao. Đặc biệt, 40 suất quà là máy tính mới và cũ của nhiều nhà hảo tâm từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước quyên góp đã được trao tận tay các tân sinh viên.

Ông Nguyễn Văn Chung - một cá nhân đã đồng hành hết sức đắc lực và tận tâm trong chương trình xin máy tính cũ cho sinh viên dân tộc Dao. Ảnh: Lành Vũ
Ông Nguyễn Văn Chung - một cá nhân đã đồng hành hết sức đắc lực và tận tâm trong chương trình xin máy tính cũ cho sinh viên dân tộc Dao. Ảnh: Lành Vũ

Chia sẻ về hoạt động này, TS. Bàn Tuấn Năng, Trưởng Ban Đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam – Gắn kết từ bản sắc" cho biết, nhận thấy các sinh viên người Dao gặp khó khăn do không có máy tính dùng cho việc học tập, nhưng lại có nhiều chiếc máy tính cũ bị bỏ đi một cách lãng phí, nhóm đã nảy ra ý tưởng kêu gọi hỗ trợ các em.

Bà Bàn Quỳnh Giao trao tặng một chiếc máy tính mới cho sinh viên người Dao. Ảnh: Lành Vũ

Bà Bàn Quỳnh Giao trao tặng một chiếc máy tính mới cho sinh viên người Dao. Ảnh: Lành Vũ

"Thật may mắn khi chúng tôi đứng ra kêu gọi đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức trên mọi miền tổ quốc nhiệt tình hưởng ứng, hỗ trợ. Có rất nhiều cá nhân không phải người Dao, nhưng cũng hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong quá trình kêu gọi quyên góp máy tính cho các em”, TS. Bàn Tuấn Năng xúc động.

Tiến sỹ Bàn Tuấn Năng - Trưởng Ban Đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam – Gắn kết từ bản sắc" trao tặng một chiếc máy tính xách tay cho nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Lành Vũ

Tiến sỹ Bàn Tuấn Năng - Trưởng Ban Đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam – Gắn kết từ bản sắc" trao tặng một chiếc máy tính xách tay cho nữ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Lành Vũ

Những chiếc máy tính cũ được “hồi sinh” với chi phí không quá lớn đã trở thành món quà giá trị, hữu ích đối với hàng chục sinh viên nghèo người Dao.

Những chiếc máy tính cũ trở thành món quà vô giá đối với những sinh viên nghèo người Dao. Ảnh: Lành Vũ

Những chiếc máy tính cũ trở thành món quà vô giá đối với những sinh viên nghèo người Dao. Ảnh: Lành Vũ

Lý Hữu Hoàng - Sinh viên năm 2, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, xúc động trước sự giúp đỡ thiết thực của các "mạnh thường quân".

Lý Hữu Hoàng, sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội cảm kích trước sự giúp đỡ của các "mạnh thường quân", của nhóm “Người Dao Việt Nam – Kết nối từ bản sắc”. Ảnh: Lành Vũ

Lý Hữu Hoàng, sinh viên năm 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội cảm kích trước sự giúp đỡ của các "mạnh thường quân", của nhóm “Người Dao Việt Nam – Kết nối từ bản sắc”. Ảnh: Lành Vũ

“Trong năm đầu tiên học tập xa nhà, sự giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của nhóm “Người Dao Việt Nam – Kết nối từ bản sắc”, của các "mạnh thường quân" đã là nguồn động lực vô cùng lớn, giúp em viết tiếp ước mơ của mình”, Lý Hữu Hoàng bày tỏ.

Tham dự chương trình, PGS. TS Lê Phước Minh - Chủ tịch Hội trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam – Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông chia sẻ câu chuyện vượt khó của bản thân, qua đó, ông mong muốn các sinh viên người Dao hãy dám ước mơ, luôn nuôi dưỡng và phấn đấu để hiện thực hóa các hoài bão đó.

PGS. TS Lê Phước Minh- Chủ tịch Hội trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam – Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. Ảnh: Lành Vũ

PGS. TS Lê Phước Minh- Chủ tịch Hội trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam – Viện trưởng Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông. Ảnh: Lành Vũ

Đặc biệt, ngay tại buổi lễ, ông Lê Phước Minh ngỏ lời sẽ luôn hỗ trợ các sinh viên người Dao tìm kiếm các công việc làm thêm. Ông chào đón các cử nhân sinh viên người Dao tới làm việc tại Viện nghiên cứu châu Phi và Trung Đông.

Bên cạnh đó, những câu chuyện về hành trình vượt khó, thoát nghèo như chuyện làm giàu từ cây sâm Ngọc Linh của nữ tỷ phú người Dao – Tẩn Lù Mẩy; chuyện của chị Đặng Thảo Nhi - giáo viên dạy Lịch sử tại trường THCS Yên Sở, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội... cũng là động lực, tiếp sức cho các sinh viên người Dao vượt khó, khẳng định bản thân.

Những tiết mục văn nghệ của các chàng trai, cô gái sinh viên người Dao. Ảnh: Lành Vũ

Những tiết mục văn nghệ của các chàng trai, cô gái sinh viên người Dao. Ảnh: Lành Vũ

Chương trình trở nên đặc sắc, rộn ràng với các tiết mục văn nghệ từ các sinh viên người Dao. Những bó hoa tươi thắm cũng đã được gửi tới những phụ nữ, nữ sinh viên người Dao nhân dịp 20/10 – Ngày Phụ nữ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.