Trao quà khẩu trang y tế của Quốc hội Việt Nam tặng Ban Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai trao quà khẩu trang y tế của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tặng Ban Thư ký IPU
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai trao quà khẩu trang y tế của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tặng Ban Thư ký IPU
(PLVN) - Ngày 9/7, tại trụ sở Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) ở Geneva, Thụy Sỹ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva - đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và trao quà khẩu trang y tế của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân gửi tặng Ban Thư ký IPU.

Theo Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các Tổ chức quốc tế khác ở Geneva, tại buổi gặp, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chuyển lời chào và chúc sức khỏe của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tới Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.

Đại sứ khẳng định Quốc hội Việt Nam coi trọng vai trò và hoạt động của IPU thúc đẩy ngoại giao nghị viện, đồng thời đánh giá cao đóng góp của ông Tổng Thư ký đối với IPU, đặc biệt là các hoạt động của Ban Thư ký IPU hỗ trợ việc triển khai chiến lược và các chương trình của IPU, tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác giữa IPU và LHQ, góp phần nâng cao vai trò, tiếng nói của các nghị viện, nghị sỹ đối với các vấn đề quốc tế, hướng tới đạt được các mục tiêu chung của IPU vì hòa bình, dân chủ và thịnh vượng.  

Bên cạnh đó, Đại sứ thông báo, trong năm nay, dù khó khăn do Covid-19 nhưng Việt Nam đang nỗ lực hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA, với những sáng kiến nhằm thúc đẩy gắn kết và chủ động thích ứng, thể hiện tinh thần Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA năm 2020 là “Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.  

Đại sứ trân trọng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mời ông Tổng Thư ký IPU tham dự “Hội nghị quan hệ đối tác nghị viện AIPA vì hợp tác văn hoá giáo dục vì sự phát triển bền vững”, do Quốc hội Việt Nam tổ chức trực tuyến vào 30/7/2020 tới.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai bày tỏ vinh dự được thay mặt Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân chuyển tặng ông Tổng thư ký và Ban Thư ký IPU món quà khẩu trang y tế do Việt Nam sản xuất để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 - món quà tuy nhỏ nhưng gửi gắm tình đoàn kết và hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký IPU. 

Trong buổi tiếp Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Tổng Thư ký IPU Martin Chungong chuyển lời chào tốt đẹp nhất tới Chủ tịch Quốc hội và các Lãnh đạo của Quốc hội Việt Nam. 

Ông Tổng Thư ký đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa IPU và Quốc hội Việt Nam thời gian qua, hoan nghênh những thành tựu to lớn mà Quốc hội Việt Nam đã đạt được không chỉ ở tầm quốc gia mà còn đóng góp cho ngoại giao nghị viện khu vực và quốc tế, thúc đẩy hợp tác đa phương.

Ông Tổng Thư ký cũng chia sẻ, cá nhân rất gắn bó với hợp tác với Quốc hội Việt Nam ngay từ khi triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật giữa IPU và Quốc hội Việt Nam trước khi ông được bầu đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký IPU; đồng thời bày tỏ rất vui mừng và ấn tượng trước những đổi thay và phát triển trên các lĩnh vực của Việt Nam những năm qua, trong đó có thành công của việc tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 132 năm 2015 ở Việt Nam và việc biến những cam kết trong Tuyên bố Hà Nội 2015 của IPU thành hiện thực thông qua nhiều hoạt động.

Ông bày tỏ trân trọng và cám ơn món quà rất ý nghĩa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Quốc hội Việt Nam về sự quan tâm, chia sẻ với Ban Thư ký IPU trong nỗ lực chống đại dịch Covid. 

Ông cũng thông báo nhận lời mời tham dự và phát biểu tại “Hội nghị quan hệ đối tác nghị viện AIPA vì hợp tác văn hóa giáo dục vì sự phát triển bền vững” do Quốc hội Việt Nam tổ chức sắp tới.

Bên cạnh đó, ông Tổng Thư ký IPU cho rằng trong bối cảnh thế giới hiện nay đang ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, vai trò của hệ thống đa phương ngày càng quan trọng.

IPU tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy vai trò của hệ thống đa phương và sẵn sàng hợp tác cùng các nghị viện thành viên trong việc cùng các Chính phủ thể hiện lợi ích của người dân, duy trì hòa bình, thúc đẩy dân chủ và phát triển bền vững ở các nước trên thế giới. 

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định cá nhân mình và Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Geneva vinh dự đảm nhiệm vai trò cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và IPU, và sẽ tiếp tục tích cực hợp tác chặt chẽ với Ban Thư ký IPU trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa IPU và Quốc hội Việt Nam.

Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) được thành lập năm 1889, là tổ chức quốc tế của các Nghị viện/ Quốc hội các nước, hiện nay có 179 quốc hội thành viên. Với khẩu hiệu “Vì dân chủ. Vì tất cả mọi người”, IPU hoạt động nhằm mục tiêu cùng các quốc hội thành viên thúc đẩy quản trị, dân chủ, góp phần xây dựng, củng cố hòa bình, đảm bảo quyền con người, bình đẳng giới, quyền tự chủ của thanh niên và phát triển bền vững thông qua đối thoại, hợp tác và hoạt động nghị viện, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Việt Nam là thành viên tích cực của IPU và đã đăng cai tổ chức thành công Đại hội đồng IPU lần thứ 32 năm 2015.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.