Trào lưu vẽ tranh tường ở Sài Gòn: Không đơn giản là cầm cọ và vẽ!

Những bức tranh tường nội dung bảo vệ môi trường ở khu vực Linh Đông, Thủ Đức lúc ban đầu đẹp nhưng nay bắt đầu xuống cấp.
Những bức tranh tường nội dung bảo vệ môi trường ở khu vực Linh Đông, Thủ Đức lúc ban đầu đẹp nhưng nay bắt đầu xuống cấp.
(PLVN) - Vẽ tranh trên tường là một trong những trào lưu mạnh lên trong vòng vài năm gần đây ở Sài Gòn. Những nắp cống, cột điện, tường nhà… loang lổ một khi khoác áo mới bằng những bức tranh tường bỗng trở nên sinh động, nghệ thuật hơn. Nhưng, không chỉ cần “vẽ lên tường” là đủ…

Những mảng bê tông “khoác áo mới”

Cách đây vài năm, người Sài Gòn ngỡ ngàng khi các nắp cống, cột điện vốn loang lổ nay lại được khoác thêm những mảng màu tươi đẹp. Có bức tranh rừng, biển, chim muông, hoa lá hay con người… Tuy nhiên, thời điểm ấy, những bức vẽ này cũng nhận được nhiều tranh cãi trái chiều vì đây là những bức vẽ do các bạn đoàn viên thanh niên “tay ngang” thực hiện, đôi chỗ còn nguệch ngoạc. 

Phong trào tranh tường lan mạnh khi bắt đầu có những nhóm tình nguyện vẽ lên những bức tường cũ, xấu xí của nhà hoang, ngôi nhà rêu phong ít người chăm sóc, hay những bức tường công trình dang dở. Ngoài làm đẹp cho tường và cảnh quan, hầu hết các bức tranh tường công cộng này còn truyền đi những thông điệp ý nghĩa: bảo vệ môi trường, sống xanh, giúp đỡ mọi người, đừng vi phạm luật giao thông…

Năm 2017, với chủ đề “Sài Gòn năm 2030”, người dân Sài Gòn đã choáng ngợp với các bức vẽ giả tưởng về một Sài Gòn trong tương lai được thực hiện tại 10 bức tường trên địa bàn quận 1 và quận 10. Đây là 10 bức tranh xuất sắc được chọn trong cuộc thi vẽ tranh tường nghệ thuật “Thành phố 2030” về chủ đề biến đổi khí hậu và năng lượng sạch do tổ chức môi trường CHANGE phối hợp cùng tổ chức 350.org và Hội Liên hiệp Thanh niên phường Đa Kao (quận 1) .

Cạnh đó, trong những năm qua, nhiều họa sĩ là sinh viên các trường mỹ thuật, hoặc những họa sĩ già đã về hưu vẫn lặng lẽ vác cọ đi khắp nơi để vẽ những bức tranh tường, biến mảng tường xấu xí thành các góc tươi đẹp,  thơ mộng. 

Mới đây nhất, người dân ngạc nhiên thêm một lần nữa trước bức tường dài 60m tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận 1. 60m tường là hơn chục bức họa với phong cách graffiti vẽ các thắng cảnh đẹp của đất nước: Tháp rùa hồ Gươm, chùa Cầu Hội An, ruộng bậc thang, con sông quê, bãi cát Phan Thiết...

Dự án này do hai bạn trẻ Nguyễn Tấn Lực (20 tuổi), sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM và Trang Khoa (22 tuổi), được một hãng sơn hỗ trợ, với sự cho phép của Trường mầm non Sapa, đơn vị sở hữu những bức tường nói trên.

Để tranh tường có thể thu hút du lịch

Những bức tranh tường làm đẹp hơn cho đường phố, đó là điều không cần bàn cãi. Nhưng cũng có trường hợp, tranh tường lại làm “mất mỹ quan” phố phường. Đó là khi tranh tường bị lạm dụng quá mức, vẽ quá nhiều ở các khu vực vốn có không gian trang trọng, cần “giữ nguyên hiện trạng”.

Cạnh đó, việc vẽ tranh tự do, tự phát cũng là một trong những nguyên nhân làm xấu đi những bức tường thành phố. Không ít trường hợp, những họa sĩ tập sự, vẽ nguệch ngoạc trên tường chỉ khiến những bức tường thêm bẩn, khiến TP phải chi tiền để bôi xóa, sơn lại tường.

Có một thời điểm, TP phải “đau đầu” bởi những họa sĩ tay ngang này, đặc biệt là những người theo trường phái graffiti, thường nhân lúc nửa đêm không ai chú ý, vẽ từ tường cho đến lô cốt, mặt đường… làm thành những sản phẩm “rác mỹ thuật” gây mất mỹ quan đường phố.

Ngoài ra, một việc quan trọng cần thực hiện đó là duy trì tình trạng đẹp của tranh tường. Khá nhiều bức tranh, ban đầu rất đẹp, nhưng sau thời gian gió mưa, phai màu, biến màu, xuống cấp đã trở nên xấu xí đi nhiều. Nhiều bức tranh lem luốc không nhận ra hình thù. Tuy nhiên, thiếu sự tu bổ, cuối cùng chính những bức tranh ấy lại kết thúc sứ mệnh làm đẹp cho tường, chuyển qua… làm xấu bức tường.

Thực tế, tận dụng tranh tường để làm đẹp phố phường, khiến thành phố đẹp hơn, văn minh hơn, thậm chí thu hút du lịch là hoàn toàn khả thi. Như những bức tranh tường nổi tiếng ở Penang (Malaysia), Melbourne (Australia), Amsterdam (Hà Lan), Brussels (Bỉ)…

Tranh tường tại các TP này vừa thể hiện được trình độ của nghệ thuật đường phố, vừa phản ánh được vẻ đẹp văn hóa địa phương, là điểm check in nổi tiếng với các du khách đến đây. 

Sài Gòn cũng có thể trở thành một điểm du lịch với những bức tranh tường đẹp, có dấu ấn. Tất nhiên, như đã nói ở trên, phải đảm bảo được 3 điều kiện: tay nghề của người vẽ, vẽ ở đâu cho hợp lý và thường xuyên bảo trì hoặc thay mới các bức vẽ xuống cấp. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.