Trào lưu vẽ bích họa - đẹp và chưa đẹp

Một số bức bích họa tại Tam Thanh. (Ảnh: VTC)
Một số bức bích họa tại Tam Thanh. (Ảnh: VTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều tuyến phố, ngõ xóm gần như mang diện mạo mới sống động với những bức tường bích họa đầy màu sắc. Tuy nhiên, không ít nơi lại bị “hiệu ứng ngược” với những bức vẽ lem nhem, tự phát và nhanh chóng xuống cấp.

Nhiều người dân Hà Nội và du khách đều thích thú khi ngắm, “check-in” những bức bích họa tái hiện một Hà Nội xưa đẹp đến nao lòng trên các ô vòm cầu đường sắt phố Phùng Hưng. Ngoài ra, tại khu tập thể phụ nữ trung ương (quận Đống Đa), Trường THCS Nguyễn Trãi (Ba Đình), ngõ 78 phố Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) hay ngõ 68 phố Yên Phụ (quận Tây Hồ), ngõ Ao Dài (Bắc Từ Liêm)… những bức tường cũ kỹ trước đây nay được khoác màu sắc rực rỡ với các bức tranh phong cảnh làng quê hay thông điệp cổ động, tuyên truyền bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa gia đình, tránh xa tệ nạn xã hội...

Tại TP HCM, đoạn đường tranh bích họa trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận 1) cũng gây chú ý với hơn 10 bức tranh cỡ lớn về đề tài phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh như: Vịnh Hạ Long, Gành Đá Đĩa Phú Yên, Cao nguyên đá Hà Giang, Cầu Rồng Đà Nẵng, Phố cổ Hội An...

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vẽ, sơn lên các bức tường cũng gây hiệu ứng tốt. Có nhiều ý kiến lại cho rằng đó là “bôi bẩn” lên tường, thậm chí còn xâm hại di tích lịch sử.

Tháng 4/2023, làng bích họa Tam Thanh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) tiếp tục được khoác thêm những tấm “áo mới” đa sắc màu. Những bức vẽ mới trên tường do nhiều họa sĩ đến từ TP Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam sáng tác miễn phí. Chính quyền địa phương hỗ trợ phương tiện đi lại, ăn ở. Hiện, các họa sĩ đã hoàn thành 25 tranh tường, 60 tranh trên chum vại, 55 tranh trên thuyền thúng và 9 tác phẩm điêu khắc tại làng bích họa. Nhưng trong đó có một số bức tranh gây tranh cãi về thẩm mỹ khi bị cho là kỳ quặc, xấu xí, nét vẽ nguệch ngoạc, màu sắc không đẹp... hoặc thiếu bản sắc của người dân vùng biển.

Theo người dân địa phương và một số “cư dân mạng”, có những bức tranh không rõ nội dung. Nhiều người dân ở đây mong muốn các họa sĩ vẽ bức họa lên tường ngôi nhà mình gắn với chủ đề biển Tam Thanh như: thuyền buồm, hải đăng, thuyền đi trên hồ nước, ngư dân chài lưới… chứ không phải những bức tranh khó hiểu với họ.

Ngày 17/7/2023, tại cuộc họp báo về kinh tế - xã hội tháng 6, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam cho rằng, TP Tam Kỳ phải lắng nghe nhận xét từ nhiều góc độ, đặc biệt là ý kiến của du khách và người dân trong làng Tam Thanh về các bức họa gây tranh cãi. “Sau rà soát, hình ảnh nào chưa phù hợp cần trao đổi với họa sĩ để điều chỉnh. Hình ảnh nào gây tác động không tốt, phải yêu cầu xóa đi vẽ lại”, ông Hồng phát biểu tại cuộc họp.

Không chỉ ở Tam Kỳ, tháng 3/2022, người dân cũng từng bức xúc trước các bức họa được vẽ lên tường đình cổ Tự Đông ở phường Cẩm Thượng, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Nhiều người cho rằng bức tường bích họa xâm hại đến ngôi đình cổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị lịch sử - văn hóa. Chính quyền phường Cẩm Thượng đã nhanh chóng xóa bức bích họa, nhưng ngôi đình cổ lại bị lem nhem sơn trắng, vàng, khó có thể trở về như cũ.

Có không ít con đường bích họa, bức tường bích họa sau khi thực hiện không có phương án chăm sóc, duy tu nên nhiều tranh vẽ nơi công cộng xuống cấp rất nhanh. Hình ảnh các bức họa bị bong tróc, mất hình, mất nét, để lộ vôi vữa bên trong, khiến cảnh quan môi trường thêm nhem nhuốc. Điển hình như con đường bích họa giữa lòng phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Hà Nội), các bức họa nhanh chóng xuống cấp và không được tu sửa. Chỉ một thời gian ngắn, những bức tranh chỉ còn lại vệt màu loang lổ xen lẫn vết bẩn đường phố.

Mục đích sơn, vẽ bích họa nhằm làm đẹp cho đường phố, thôn xóm. Nhưng nếu làm tự phát, tùy hứng sẽ dễ tác dụng ngược, thậm chí xâm hại di sản văn hóa. Vì vậy, chính quyền các cấp nơi có những bức tường bích họa cần có kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng các tác phẩm nghệ thuật để phát huy tác dụng thẩm mỹ cho cảnh quan, đồng thời tuyên truyền cho người dân và du khách thông điệp giữ gìn không gian chung.

Tin cùng chuyên mục

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.