Trao giải cuộc thi 'Sinh viên sáng tạo truyền thông về giảm thiểu biến đổi khí hậu'

Trao giải cuộc thi 'Sinh viên sáng tạo truyền thông về giảm thiểu biến đổi khí hậu'
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hưởng ứng ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, 13/10, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Tổng Cục Phòng chống thiên tai, Tổng Cục Lâm nghiệp (thuộc Bộ NN&PTNT) tổ chức lễ trao giải cuộc thi “Tìm kiếm sáng tạo truyền thông về giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH)”.

Được phát động từ tháng 10/2021, cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên Việt Nam, đồng thời góp phần thay đổi hành vi, kêu gọi cộng đồng tham gia, chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu tác động của BĐKH.

Giải nhất được trao cho Lê Phương, sinh viên đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, với tác phẩm truyện tranh “4.0 và ước mơ nông dân”.

Giải nhì thuộc về Đinh Thị Hiền, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, với tác phẩm “Rồi tươi xanh” và Lê Nhật Linh, sinh viên Đại học Luật Hà Nội, với tác phẩm “Giải pháp đương đầu với lũ lụt”

Giải ba thuộc về Hồ Thị Diễm Sương, sinh viên Đại học Kinh tế - Đà Nẵng với Truyện tranh “Rú Chá – Chuyện chưa kể” và Phạm Tú Quyên, sinh viên Đại học kinh tế quốc dân, với tác phẩm “Hãy thay đổi chống BĐKH”.

Ngoài ra Ban tổ chức còn trao hai giải khuyến khích.

Sau hơn thời gian phát động cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được 416 bài dự thi đến từ 43 trường Đại học, cao đẳng trên cả nước.

Các bài dự thi với nhiều nội dung và hình thức đa dạng như poster, video clip, bài hát, truyện tranh comic, ý tưởng website, tập huấn tuyên truyền.

Đặc biệt, các tác phẩm dự thi đã truyền tải được thông điệp về BĐKH nói chung cũng như các giải pháp hữu ích trong giảm thiểu BĐKH, khắc phục những tác động, hậu quả từ thiên tai và BĐKH, nêu bật sự cần thiết của việc xây dựng nhà an toàn chống chịu bão lụt tại các tỉnh ven biển miền Trung; Mô hình thành công trong chuyển đổi sinh kế đồng thời giúp tái sinh rừng ngập mặn - lá chắn xanh bảo vệ người dân và tài sản trước thiên tai và BĐKH.

Nhấn mạnh vai trò của thanh niên trong công tác truyền thông phòng chống thiên tai và BĐKH, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Hoàng Hiệp kỳ vọng: “Các bạn thanh niên, mỗi bạn bằng kiến thức và kỹ năng của mình phải có những hình thức sáng tạo đương nhiên là trong một thể thống nhất - đấy là một tổ chức để mỗi bạn sẽ có những cách thức tiếp cận truyền thông mới, cách làm mới phù hợp với điều kiện của cá nhân mình và từ đó lan tỏa ra cộng đồng. Và như vậy, đối với công tác phòng chống thiên tai, thanh niên không chỉ là người chủ của tương lai mà còn là của cả hiện tại.”

“Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các bộ, ngành, cơ quan địa phương, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng. Trong đó, thanh niên đóng một vai trò rất quan trọng. Mọi hành động, dù là nhỏ nhất, đều có khả năng mang lại tác động vô cùng lớn,”- bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam phát biểu.

Đại diện UNDP khẳng định cam kết tăng cường năng lực cho thanh niên, nâng cao tiếng nói của thanh nhiên và hỗ trợ họ tham gia đối phó với thách thức lớn nhất của thời đại cũng như trong quá trình hướng tới một Tương lai xanh hơn và bền vững hơn.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai ông Nguyễn Văn Tiến cũng bày tỏ hy vọng và tin tưởng sau kết quả của cuộc thi này, những sáng kiến truyền thông sẽ được phổ biến rộng rãi đến toàn xã hội, giúp người dân và cộng đồng nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai và BĐKH…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu

Chỉ đạo 'nóng' khắc phục sụt lún đất tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt và thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng sụt lún đất trên địa bàn.

Hai vợ chồng chết cháy trên nương

Hiện trường vụ cháy khiến hai vợ chồng anh H.C.P tử vong.

(PLVN) - Đốt cỏ nương để lấy đất canh tác, hai vợ chồng anh H.C.P, trú tại bản Háng Lìa Hồng Thứ, thuộc huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) bị cuốn vào đám cháy dẫn đến tử vong. 

Miền Bắc hạ nhiệt, Nam Bộ vẫn nắng nóng

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (1/5) ngày cuối của đợt nghỉ lễ thời tiết có sự thay đổi. Miền Bắc sẽ chấm dứt nắng nóng, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng.

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Ảnh minh họa (Ảnh: Báo dân tộc và Phát triển)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Hơn 500 người chung sức cứu 2 cánh rừng bị cháy ở An Giang

Đại tá Nguyễn Thế Hải – Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang báo cáo nhanh về công tác triển khai lực lượng hỗ trợ địa phương tham gia chữa cháy.
(PLVN) - Hơn 500 người tham gia khắc phục hỏa hoạn tại khu vực Núi Tô và Núi Dài huyện Tri Tôn (An Giang) dốc toàn lực, huy động toàn bộ trang thiết bị, phương tiện với quyết tâm khống chế bằng được đám cháy, chống cháy lan, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản...

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4

Nhiệt độ Hà Nội và các khu vực trong cả nước ngày mai, 29/4
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (29/4) Hà Nội và các tỉnh miền Bắc nói chung, các tỉnh miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt, cục bộ đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất tại các địa phương phổ biến khoảng 39 độ C, có nơi 41 - 42 độ C...

Ngày mai (28/4) khu vực nào nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia ngày mai (28/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực trên cả nước. Đặc biệt có một số khu vực nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 41 độ C.

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).