Tranh chấp thẩm quyền trong vụ vỡ đập làm 270 người thiệt mạng

Sông Paraopeba đầy bùn, sau khi đập hồ chứa quặng thuộc sở hữu của Công ty khai thác Brazil Vale SA bị vỡ, ở Mario Campos gần Brumadinho, Brazil. Ảnh: Reuters (chụp ngày 27/1/2019)
Sông Paraopeba đầy bùn, sau khi đập hồ chứa quặng thuộc sở hữu của Công ty khai thác Brazil Vale SA bị vỡ, ở Mario Campos gần Brumadinho, Brazil. Ảnh: Reuters (chụp ngày 27/1/2019)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các công tố viên của bang Minas Gerais của Brazil đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao (STF) về phán quyết chuyển cho cơ quan tư pháp liên bang một vụ án hình sự xung quanh vụ sập đập hồ chất thải người năm 2019 khiến 270 người thiệt mạng.

Vào tháng 1/2020, các công tố viên của bang đã buộc tội Fabio Schvartsman, cựu Giám đốc điều hành của Công ty khai thác mỏ Vale SA (VALE3.SA) và 15 người khác về tội giết người vì thảm họa vỡ đập tại một khu mỏ gần thị trấn Brumadinho.

Nhưng vào cuối năm đó, Tòa án Công lý Cấp cao của Brazil (STJ) đã phán quyết vụ kiện nên được tiến hành thông qua tòa án liên bang thay vì tòa án tiểu bang. Quyết định có nghĩa là vụ án phải bắt đầu lại từ đầu tại một tòa án liên bang.

Ngay lập tức, Văn phòng công tố bang Minas Gerais cho biết trên Twitter rằng họ sẽ kháng cáo quyết định này.

"Trong đơn kháng cáo hôm 14/1, các công tố viên của tiểu bang cho rằng quyết định xác định việc chuyển vụ án lên Tòa án Liên bang là trái với phán quyết của chính STJ và STF, được đưa ra trong những trường hợp tương tự", các công tố viên của bang Minas Gerais cho biết trong một thông báo trên trang web của họ.

Liên quan đến thảm họa vỡ đập này, tháng 9/2019, Công ty khai thác mỏ khổng lồ Vale và Công ty an toàn Đức Tüv Süd và 13 nhân viên của họ đã bị cáo buộc trách nhiệm hình sự về vụ sập đập chết người vào tháng Giêng.

Cảnh sát cho biết, cả hai công ty đã sử dụng tài liệu giả mạo nói rằng đập Feijão đã ổn định. Vụ sập khiến ít nhất 270 người thiệt mạng khi biển bùn nhấn chìm căng tin nhân viên, văn phòng và các trang trại gần đó.

Vụ vỡ đập này là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất của Brazil.

Một người lính giúp một thành viên của đội cứu hộ trên sông Paraopeba khi họ tìm kiếm các nạn nhân của một con đập chứa chất thải bị vỡ ở Brumadinho, Brazil vào ngày 5/2/2019. Ảnh: Reuters

Trước đó vào tháng 7, một thẩm phán Brazil đã yêu cầu Vale bồi thường cho tất cả các thiệt hại do sự cố vỡ đập gây ra, nói rằng công ty có trách nhiệm khắc phục tất cả các thiệt hại bao gồm cả các ảnh hưởng kinh tế.

Cùng tháng, các email xuất hiện cho thấy phân tích của chính Tüv Süd về con đập ban đầu không đáp ứng được các yêu cầu chính thức. Tüv Süd đã kiểm tra con đập trong những tháng trước khi sụp đổ. Đó là một con đập "quặng đuôi" - một bờ kè chứa đầy chất thải - và hàng chục năm chất thải từ khu mỏ gần đó đã chất thành đống và cỏ mọc um tùm.

Các đập chứa chất thải rất dễ bị "hóa lỏng", khi vì nhiều lý do khác nhau, vật liệu rắn bắt đầu hoạt động và chuyển động như chất lỏng, khiến chúng có nguy cơ dễ bị sụp đổ. Các tài liệu và email nội bộ mà các nhà điều tra thu giữ cho thấy các nhân viên của Tüv Süd đã biết rằng có hiện tượng hóa lỏng tại con đập trong khoảng một năm.

Hàng tấn bùn độc hại từ vụ vỡ đập ở Brumadinho đã nuốt chửng nhà cửa và đường xá ở hạ lưu.

Cũng trong tháng 7, Thượng viện Brazil đã thúc giục các công tố viên đưa ra các cáo buộc từ hủy hoại môi trường đến ngộ sát không tự nguyện chống lại các nhà quản lý hàng đầu tại Vale vào thời điểm xảy ra vụ vỡ đập.

Vào thời điểm đó, Vale khẳng định rằng các quan chức cấp cao của Công ty đã không nhận thức được bất kỳ "rủi ro sắp xảy ra" nào tại con đập trước khi nó bị vỡ. Vào thời điểm đó, cũng có những lo ngại rằng các đập khác có thể có nguy cơ bị vỡ như Feijão.

Tháng 9/2021, một vụ kiện tập thể chống lại Công ty TÜV Süd đã được khởi động với các nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại cho vụ vỡ đập thảm khốc này ở Brazil.

Các luật sư của nguyên đơn cho biết nếu vụ này thành công, khoảng 1.200 người khác, những người đã mất thành viên trong gia đình hoặc bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cố vỡ đập, có thể đưa ra các yêu cầu bồi thường có thể lên tới hàng tỷ euro.

Phiên điều trần tiếp theo đã được lên kế hoạch vào tháng 2/2022.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.