Tranh cãi vụ hủy kết quả thầu nhà máy nước nghìn tỉ tại Đà Nẵng

Mặt bằng dang dở của dự án
Mặt bằng dang dở của dự án
(PLVN) - Liên quan vụ hủy kết quả thầu dự án Nhà máy nước Hòa Liên, công trình quan trọng góp phần giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn TP Đà Nẵng, theo ghi nhận của PLVN, bất ngờ là có những ý kiến trái chiều từ các cơ quan chức năng.

Vì sao hủy kết quả đấu thầu? 

Dự án Nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000m3/ngày, được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 2010 ngày 19/12/2018 của HĐND TP Đà Nẵng, tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỉ đồng từ nguồn ngân sách. Dự án được UBND TP giao Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Dân dụng & Công nghiệp (BQL dự án) điều hành.

Ngày 27/8/2019, BQL thông báo mời thầu rộng rãi với gói thầu lập thiết kế bản vẽ thi công cung cấp lắp đặt thiết bị công nghệ; thi công xây dựng nhà máy, trạm bơm, tuyến ống và đập dâng (EPC). Có 5 nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu trên.

Ngày 16/9/2019 chính thức mở thầu trên và Liên danh Công ty CP Xây dựng số 5 - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng KCON - Công y CP Tư vấn, Đầu tư và xây dựng công nghiệp HPC - Công ty CP Đầu tư phát triển nước và Môi trường Đại Việt được chọn, 4 nhà thầu còn lại bị loại vì bị đánh giá đơn dự thầu không hợp lệ. 

Sau khi công bố đơn vị trúng thầu, một số DN tham gia nhưng không trúng thầu đã làm đơn kiến nghị phản đối vì bị loại ở bước đánh giá tính hợp lệ đơn dự thầu. Sau 3 tháng kể từ ngày ký hợp đồng trúng thầu, ngày 17/1, ông Lương Thạch Vỹ, Phó Giám đốc BQL đã ký quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu, gói thầu trên với lý do tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Ngày 21/1, ông Vỹ ký thông báo mời thầu rộng rãi gói thầu đã hủy. 

Theo tìm hiểu, cơ sở để BQL dự án ra quyết định hủy kết quả thầu gói thầu EPC vì Đại Việt (thành viên liên doanh trúng gói thầu) là nhà thầu phụ “không có tên, đóng dấu trong hồ sơ thiết kế công trình tương tự đã tham gia thầu”, không đáp ứng được các yêu cầu hồ sơ mời thầu. 

Đại Việt tham gia dự thầu với vị trí nhà thầu tư vấn thiết kế. Với yêu cầu này, phải chứng minh đã hoàn thành thiết kế 1 nhà máy nước có công suất ≥ 84.000m3/ngày đêm với vai trò nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ.

Để chứng minh đủ năng lực thực tế đã thực hiện cho yêu cầu này, Đại Việt đã cung cấp hồ sơ hợp đồng đã được ký kết làm nhà thầu phụ cho nhà thầu chính là Công ty CP Tư vấn Cấp thoát nước và Môi trường (Công ty WASE) cùng thực hiện công tác lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình dự án mở rộng Nhà máy nước Dĩ An, có công suất 100.000m3/ngày đêm với tổng giá trị hợp đồng 1,58 tỉ đồng. 

Toàn bộ những hồ sơ này đã được Đại Việt nộp cho BQL để chứng minh năng lực thực tế, đủ năng lực trong thực hiện gói thầu đã trúng thuộc dự án Hòa Liên. Đại Việt cho rằng, dù chứng minh đầy đủ hồ sơ pháp lý, nhưng vẫn bị BQL bác bỏ.

Chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy 5 ngày, BQL nhanh chóng thông báo mời thầu lại. Tại sao ông Lương Thạch Vỹ trước đây làm Giám đốc BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, vừa được điều chuyển qua làm Phó Giám đốc BQL dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Dân dụng & Công nghiệp, nhưng quyết và hủy hết quả mà trước đó ông Nguyễn Hữu Hinh, Giám đốc BQL dự án đã tiến hành ký hợp đồng thực hiện gói thầu EPC của liên doanh trước đó?

Tranh cãi vụ hủy kết quả thầu nhà máy nước nghìn tỉ tại Đà Nẵng ảnh 1
 
Tranh cãi vụ hủy kết quả thầu nhà máy nước nghìn tỉ tại Đà Nẵng ảnh 2
Các cơ quan có ý kiến khác nhau về sự việc 

Cơ quan chức năng nói gì?

Lý do “Nhà thầu phụ có phải tham gia ký tên, đóng dấu trong phần hồ sơ thiết kế hay không” đã từng được BQL gửi công văn xin ý kiến hướng dẫn của một số cơ quan nhà nước. 

Tại công văn phúc đáp ngày 3/12/2019 của Cục Quản lý đấu thầu (Bộ KH&ĐT) trả lời rõ, Đại Việt có thể sử dụng hợp đồng này để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự cho các gói thầu tiếp theo. Cục này cũng trả lời: Liên quan đến việc ký tên, đóng dấu trong hồ sơ thiết kế, dự toán đã được duyệt do Đại Việt thực hiện việc khảo sát, lập hồ sơ thiết kế, dự toán với vai trò là nhà thầu phụ nên việc Đại Việt ký tên, đóng dấu trong hồ sơ thiết kế dự toán được duyệt cần tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 

Đồng thời, Cục Quản lý đấu thầu cũng nêu: Trường hợp việc ký hợp đồng sử dụng nhà thầu phụ giữa WESE (nhà thầu chính) và Đại Việt (nhà thầu phụ) để thực hiện khảo sát lập hồ sơ thiết kế dự án mở rộng Nhà máy nước Dĩ An là phù hợp với quy định của pháp luật. 

Trong khi đó, ý kiến của Sở Xây dựng Đà Nẵng thể hiện, theo quy định của Luật Xây dựng 2014 tại điểm c khoản 1 Điều 77; điểm d khoản 1 Điều 86 và hồ sơ hợp đồng giữa các bên, việc ký kết hợp đồng tư vấn phụ của Đại Việt và WASE là đảm bảo.

Với ý kiến về việc nhà thầu phụ có phải tham gia ký tên, đóng dấu trong phần hồ sơ thiết kế hay không, Sở Xây dựng cho rằng, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Xây dựng 2014, nhà thầu khảo sát, chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ nếu có và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính. Nhưng không có quy định rõ có hay không việc nhà thầu tư vấn phụ phải ký tên, đóng dấu trong hồ sơ thiết kế.

Tuy nhiên, quy định bắt buộc người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế phải có tên và đóng dấu trong hồ sơ thiết kế. Căn cứ theo hồ sơ cung cấp, không thể hiện tên và chữ ký người trực tiếp thiết kế, người kiểm tra thiết kế, chủ trì thiết kế của Đại Việt, do vậy không có cơ sở để xác định Đại Việt là nhà thầu tư vấn thiết kế phụ công trình dự án mở rộng Nhà máy nước Dĩ An. 

Ngày 3/1, Sở Tư pháp Đà Nẵng cũng có văn bản gửi UBND Đà Nẵng và cho rằng: Về trách nhiệm của nhà thầu phụ, Sở Xây dựng chỉ mới trích quy định nhà thầu phụ chịu trách nhiệm trước nhà thầu và trước pháp luật mà chưa trích dẫn đầy đủ quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.

Theo đó, pháp luật không quy định nhà thầu phụ phải ký tên, đóng dấu trên sản phẩm kết quả của nhà thầu chính để cung cấp cho chủ đầu tư. Do đó, không thể dựa vào việc nhà thầu không ký tên, đóng dấu trên sản phẩm kết quả để khẳng định tư cách của nhà thầu phụ. 

Theo Sở Tư pháp, bản vẽ thiết kế thi công do nhà thầu chính cung cấp có ký tên đóng dấu của nhà thầu phụ do nhân sự và người đại diện pháp luật của Đại Việt. Sở Tư pháp cho rằng có cơ sở khẳng định Đại Việt là nhà thầu tư vấn thiết kế phụ dự án mở rộng Nhà máy nước Dĩ An. Điều này có nghĩa Đại Việt được sử dụng hợp đồng này để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự cho gói thầu Hòa Liên. 

Đọc thêm

Vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách: CQĐT thay đổi tội danh, bắt tạm giam nghi phạm

Văn bản 398/CV- CSĐT trả lời Báo Pháp luật Việt Nam của Công an TX Nghi Sơn.
(PLVN) - Trả lời Báo PLVN về vụ việc ông Lê Văn Huyên (ngụ phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tố bị một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Phòng giao dịch Nghi Sơn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, Cơ quan CSĐT Công an TX Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi khởi tố vụ án đã xác định lại tội danh, đồng thời bắt tạm giam Lê Thanh Quang để phục vụ điều tra.

Quảng Bình: Nguyên Chủ tịch xã bị lập biên bản phá rừng

Ông Lê Quốc Khanh (áo sọc) và ông Lê Chánh Hợp (áo trắng), trú thôn Tân Đa, xã Tân Thủy tại hiện trường.
(PLVN) - Ông Trần Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, với dự án rừng thông Việt Đức, hiện không có chủ trương khai thác rừng thông, trừ trường hợp hỏa hoạn, thiên tai thì cần phải xem xét. Với trường hợp của ông Lê Quốc Khanh, khi phát hiện ngày 27/3, Chủ tịch xã đã giao Phó Chủ tịch xã, kiểm lâm xã, thôn, lập biên bản để xử lý vi phạm hành chính.

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình
(PLVN) - Một cá nhân nhận chuyển nhượng đất qua đấu giá, được cấp sổ đỏ từ 2012, nhưng đến 2021 người hàng xóm lại được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ chồng lấn lên phần đất trên, dẫn đến tranh chấp.

Đống Đa (TP Hà Nội): Đất công bị chiếm dụng gần 30 năm

Khu vực được cho là đất công.
(PLVN) - Theo đơn của một số người dân phường Láng Hạ (quận Đống Đa, TP Hà Nội), một diện tích đất công do UBND phường quản lý đã bị một số cá nhân lấn chiếm. Sự việc đã nhiều lần được kiến nghị nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Vi phạm tài chính ở BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) về công tác quản lý tài chính; chấp hành pháp luật về thuế, phí và lệ phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước trong hai năm 2020 - 2021 tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (BVĐK); chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục, xử lý.

Khu vực dự án hồ chứa nước Hố Khế (Quảng Nam): Ồ ạt xây nhà trái phép “đón đầu” bồi thường

Qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.
(PLVN) - Thời gian qua, sau khi xuất hiện thông tin Nhà nước chuẩn bị xây dựng dự án hồ chứa nước Hố Khế, nhiều người dân huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã cấp tốc mua, vận chuyển vật tư, ồ ạt xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp để chờ đền bù. Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Nghệ An: Nhường đất cho thủy điện rồi mỏi mòn chờ khu tái định cư

Khu tái định cư 17 hộ dân đầu tư nhiều tỷ đồng, đến nay mới chỉ có 4 hộ vào làm nhà ở.
(PLVN) - Hai khu tái định cư khẩn cấp cho người dân tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) bị ảnh hưởng bởi nhà máy thuỷ điện; sau hơn 5 năm triển khai vẫn chưa xong. Có người dân đã không chờ được khu tái định cư (TĐC) để đến làm nhà ở, đến khi mất đi vẫn phải thờ trong các lều tạm bợ. Khu đất từng bỏ tiền tỷ ra làm mặt bằng để xây khu TĐC nhưng xảy ra sạt lở lại vẫn được lựa chọn làm dự án tái định cư lần thứ hai và tiếp tục xảy ra sạt lở.

Cẩn thận “bẫy” lừa đảo tuyển dụng

Hệ thống siêu thị Co.opmart cảnh báo tình trạng giả mạo Co.opmart để lừa đảo tuyển dụng. (Ảnh Co.opmart)
(PLVN) -  Lợi dụng nhu cầu tìm việc ngày càng tăng của người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng ảo, dụ dỗ ứng viên khiến họ “sập bẫy”, mất tiền.

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Bạc Liêu: Đề nghị xử lý chủ công trình không phép “nhốt” cán bộ khi bị kiểm tra

Ông Đ.C.T. khóa cửa khi cán bộ của đoàn kiểm tra đang ở trong công trình. (ảnh cắt từ clip)
(PLVN) -  Liên quan đến vụ ông Đ.C.T. (khóm 4, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khóa cửa “nhốt” cán bộ trong công trình không phép khi bị kiểm tra, bà Lê Kim Thúy - Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, UBND TP Bạc Liêu đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra củng cố hồ sơ, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm.