Tranh cãi việc tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép khi uống rượu, bia lái xe

Tranh cãi việc tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép khi uống rượu, bia lái xe
(PLVN) - Chiều 4/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã chủ trì họp Ban soạn thảo, tổ biên tập dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC). 

Điểm lại những vấn đề cần xin ý kiến và một số vấn đề cần tập trung thảo luận, Phó Cục trưởng Cục QLXLVPHC và TDTHPL Nguyễn Khánh Hà bày tỏ sự mong muốn các đại biểu, chuyên gia tham dự cuộc họp đưa ra những ý kiến, giải pháp các vấn đề lớn trong Luật. Cụ thể là bổ sung một số hình thức xử phạt mới trong Luật như tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (để xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng rượu, bia, ma túy khi điều khiển phương tiện trong lĩnh vực an toàn giao thông); buộc lao động phục vụ cộng đồng…; bổ sung thẩm quyền xử phạt cho các chức danh mới chưa được quy định trong Luật XLVPHC; cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính..

Liên quan đến việc có nên tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, ông Trương Hồng Dương, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng cần phải tìm hiểu các chế tài xử phạt của nước ngoài. Theo đó, ông Dương đưa ra ý kiến cho rằng cần phải áp dụng hình phạt xử lý các trường hợp sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thật nghiêm túc, nhưng cũng không cần phải quá nghiêm khắc. Do đó, ông Dương đề xuất giải pháp không nên tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn mà nên kéo dài thời gian xử phạt đối với trường hợp sử dụng rượu, bia khi lái xe và tăng thời hạn xử phạt lên cao hơn đối với trường hợp sử dụng ma túy, chất gây nghiện.  

Đồng ý với ý kiến cho rằng việc tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp quy định, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cũng cho rằng đây chưa phải là giải pháp căn cơ, triệt để, vì “phần gốc” của vấn đề là công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, cấp phép cho các doanh nghiệp vận tải, kiểm định phương tiện vận tải, công tác hậu kiểm… Vì vậy, ông Tụng đồng ý với phương án không bổ sung một số hình thức xử phạt mới trong dự thảo Luật. 

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật XLVPHC thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các đối tượng vi phạm “02 lần trở lên trong 06 tháng” thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì các đối tượng thực hiện hành vi như trộm cắp tài sản (Điều 173), lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)… nếu bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Điều này dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau, do đó, ông Tụng nêu ý kiến cần xem xét thật cẩn thận. Đồng thời nên phân loại trường hợp nào nên xử lý theo Bộ luật hình sự, trường hợp nào nên xử theo Luật XLVPHC. Nếu bỏ quy định ở Luật XLVPHC để theo Bộ luật hình sự cho thống nhất, đồng bộ thì càng phải xem xét, rà soát thật kỹ. 

Ngoài ra, các đại biểu, chuyên gia tham dự cuộc họp cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, phương hướng giải quyết cho các vấn đề lớn trong dự thảo.

Kết luận buổi họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh mục đích sửa đổi Luật là để sửa những nội dung gây vướng mắc, khó khăn trực tiếp trong thực tiễn thi hành pháp luật và XLVPHC trong thời gian vừa qua. Thứ trưởng cũng cho rằng vì còn nhiều ý kiến khác nhau nên việc bổ sung hình thức xử phạt mới phải nghiên cứu thêm, việc tước vĩnh viễn quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hay không cần phải bàn bạc kỹ lưỡng để quy định sao cho phù hợp. Về thẩm quyền xử phạt cho các chức danh mới thì cần phải bổ sung vì còn nhiều vướng mắc trong khâu thực hiện do việc thay đổi vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của rất nhiều cơ quan như Bộ Công an, Bộ Công thương, Kiểm toán Nhà nước…  

Về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhất trí thẩm quyền để Quốc Hội quy định, vì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cho biết lần sửa đổi này sẽ cố gắng để có những điều chỉnh về trách nhiệm hành chính của độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có sự phù hợp để không chồng chéo mẫu thuẫn giữa quy định của Bộ luật hình sự và Luật XLVPHC. 

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Đọc thêm

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.

Tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông chính sách

TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp
(PLVN) -Vừa qua, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo trọng điểm: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS. Cao Thị Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật hình sự chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2023.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật triển khai Đề án 06

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 29/5, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp thảo luận, lấy ý kiến dự thảo tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) triển khai Đề án 06 do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác chủ trì.

Bổ sung quy định ngăn chặn lợi dụng giao dịch điện tử để vi phạm pháp luật

Đại biểu Trần Thị Thu Phước phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Thời gian qua, các hình thức tội phạm lợi dụng giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và tinh vi. Vì vậy, thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong việc kiểm soát và loại bỏ các nội dung vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Nữ Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tận tuỵ, hết mình vì người dân

Chị Bùi Thị Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng

(PLVN) - Với sáng kiến kết hợp 2 trong 1, vừa cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinh, Giấy Chứng nhận kết hôn - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện của Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội, công dân chỉ mất 3 ngày để chờ đợi thủ tục hoàn tất và nhiều nhất là 2 lần đi lại để nộp hồ sơ, nhận kết quả. Và khi nhận kết quả, công dân sẽ nhận đồng thời 2 loại giấy tờ, đó là: Trích lục cải chính, thay đổi hộ tịch và Giấy khai sinh (bản sao) hoặc Trích lục Kết hôn (bản sao).