Tranh cãi về hôn nhân kiểu mới ở Trung Quốc: Cưới xong ai ở nhà nấy, mỗi con mang họ một người

ảnh minh họa.
ảnh minh họa.
(PLVN) - Đã phát sinh những tranh cãi ngày càng nhiều hơn xung quanh xu hướng kết hôn kiểu mới xuất hiện mấy năm gần đây ở miền Đông Trung Quốc, thường được gọi là "phong cách hôn nhân hiện đại".

Trong “phong cách hôn nhân hiện đại”, sau khi kết hôn, cặp vợ chồng vẫn ai sống nhà nấy mà không cần phải về ở cùng một nhà với nhau. Họ sẽ sinh hai con, một con lấy họ mẹ và người con kia lấy họ cha. Hôn nhân kiểu này đã xuất hiện ở miền Đông Trung Quốc trong những năm gần đây. 

Tuy nhiên, tranh cãi về hôn nhân kiểu mới đang xảy ra ngày một nhiều hơn.

Phương thức hôn nhân mới cũng có sự tiện lợi, khi cả hai gia đình không phải trả tiền cho những món quà hứa hôn - được coi như đã bỏ qua một hủ tục trong hôn nhân truyền thống của Trung Quốc. Một trong những yêu cầu cơ bản của hôn nhân này là các cặp vợ chồng phải có hai con, một đứa mang họ mẹ, đứa còn lại lấy họ cha. Tài sản của gia đình nào thường sẽ được thừa kế bởi con cái đã đứng tên theo gia đình đó.

Du Peng - một luật sư - cho hay, xu hướng hôn nhân này đã trở thành lựa chọn được chấp nhận rộng rãi ở các vùng nông thôn của Giang Tô và Chiết Giang. Hôn nhân kiểu này đáp ứng cả nhu cầu về tình cảm và tài chính để tiếp nối gia đình mà không tạo gánh nặng quá nhiều cho mỗi bên.

Theo tờ China Women News đưa tin mới đây, hôn nhân kiểu mới xuất hiện chủ yếu là do nhịp sống và công việc hiện đại quá hối hả đối với giới trẻ, cộng với tình trạng thiếu bảo mẫu khiến các cặp vợ chồng phải nhờ cha mẹ giúp trông giữ và dạy dỗ con cái.

Bên cạnh đó, một số cặp vợ chồng mới cưới, thường là những người thuộc gia đình giàu có, không thể tự chăm sóc bản thân và quá quen cuộc sống ở cùng cha mẹ. Vì thế, phong cách hôn nhân này cho phép họ tiếp tục duy trì cuộc sống quen thuộc bên cạnh bố mẹ trong gia đình của mình.

Với quan niệm một "hôn nhân bình đẳng, hiện đại", một số cư dân mạng cho rằng đây là một giải pháp hoàn hảo cho những gia đình có một con đang đối mặt với những thách thức tiềm ẩn do một xã hội già hóa mang lại. Tuy nhiên, những người khác lo ngại về các vấn đề như áp lực sinh con và khả năng gây chia rẽ giữa hai gia đình.

"Ý tưởng về một cuộc hôn nhân như vậy dựa trên tiền đề là người vợ phải có ít nhất hai con, điều này gây ra rất nhiều áp lực và lao động vô hình cho phụ nữ, mà điều này thường bị xã hội bỏ qua", một cư dân mạng bình luận.

Trong câu chuyện đăng trên tờ Global Times hôm 20/12, một người đàn ông họ Tô đến từ Hồ Châu, Chiết Giang, cho biết, anh ta và vợ đang đệ đơn ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân kéo dài 7 năm của họ. "Cô ấy chỉ quan tâm đến đứa trẻ mang họ của mình, điều đó thật bất công cho đứa trẻ mang họ tôi", anh nói.

Tuy nhiên, gia đình người vợ tiết lộ rằng, cuộc hôn nhân bế tắc do Tô biết anh ta không phải lo gánh nặng chu cấp cho cả gia đình nên ngay từ đầu đã không chịu làm việc chăm chỉ để nuôi vợ con, để mặc con cái mình cho bố mẹ mình hoặc vợ chăm sóc.

Mặc dù phương thức hôn nhân mới còn nhiều tranh cãi, nhưng Luo Ruixue, một chuyên gia về nữ quyền và bình đẳng giới, tin rằng hôn nhân như thế này vẫn có mặt tích cực đối với sự tiến bộ xã hội. Luo nói với Global Times: “Đó là một hành động phá vỡ truyền thống hôn nhân coi đàn ông là trụ cột của gia đình".

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.