Tranh cãi khó hiểu về năng lực tên lửa Iskander trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh

Ảnh: Sputnik/Vitaliy Timkiv
Ảnh: Sputnik/Vitaliy Timkiv
(PLVN) - Bộ Quốc phòng Nga khẳng định Armenia đã không sử dụng hệ thống tên lửa Iskander trong trang bị của mình vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh, đáp lại tuyên bố trước đó của lãnh đạo Armenia rằng tên lửa này chỉ hoạt động được 10%.

Thủ tướng Armenia: Tên lửa Iskander chỉ hoạt động được 10%

Trong một cuộc phỏng vấn với trang 1in.am về tên lửa "không phát nổ" của tổ hợp tác chiến-chiến thuật (OTRK) Iskander trong giai đoạn xung đột leo thang ở Nagorno-Karabakh vào năm 2020, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, tên lửa Iskander mua từ Nga không có khả năng chiến đấu. 

Chiến sự nổ ra ở Nagorno-Karabakh cuối tháng 9/2020 đã làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột kéo dài ở đây và dẫn đến thương vong cho dân thường. Các bên đã thực hiện nhiều nỗ lực để ký kết thỏa thuân ngừng bắn, nhưng thỏa thuận đó chỉ đạt được vào đêm rạng sáng ngày 10/11 sau quá trình đàm phán giữa ba bên. Với vai trò trung gian của Nga, Azerbaijan và Armenia đã đồng ý ngừng bắn hoàn toàn, trao đổi tù nhân và thi thể của những người thiệt mạng. Armenia cũng chuyển giao cho Azerbaijan các vùng Kelbajar, Lachin và Aghdam, còn Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình trong khu vực.

Đây là cách Thủ tướng Armenia phản ứng trước cáo buộc của cựu Tổng thống nước này Serzh Sargsyan về việc chính quyền hiện tại sử dụng OTRK không đúng lúc trong cuộc xung đột. Ông Sargsyan cũng phát biểu rằng, các hoạt động quân sự không được chuẩn bị trước đã dẫn đến thất bại.

"Hãy để ông ấy đặt câu hỏi, tại sao tên lửa Iskander không phát nổ? Hay tại sao nó chỉ nổ chưa được mười phần trăm chẳng hạn?" - câu trả lời của Thủ tướng Pashinyan được Sputnik Armenia trích dẫn.

Năm 2016, Armenia đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên nhận được tổ hợp tác chiến-chiến thuật Iskander của Nga.

Vào tháng 11/2020, sau khi kết thúc giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc giao tranh, cựu lãnh đạo cơ quan kiểm soát quân sự Bộ Quốc phòng Armenia Movses Hakobyan cho biết hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander đã được sử dụng trong thời gian leo thang xung đột ở Nagorno-Karabakh. “Iskander đã được sử dụng, nhưng tôi không thể nói theo hướng nào”, Hakobyan nói.

Iskander giờ đang ở đâu?

Đại diện Bộ Quốc phòng Nga nói họ "với sự bối rối và ngạc nhiên", khi họ nghe thấy tuyên bố của Pashinyan cho biết các tên lửa Iskander được quân đội Armenia sử dụng ở Nagorno-Karabakh "không phát nổ hoặc chỉ nổ 10%." 

Theo thông tin Bộ Quốc phòng Nga cung cấp cho báo chí cuối tuần rồi, tất cả các quả đạn tên lửa hiện đều nằm nguyên trong kho của quân đội Armenia Nikol Pashinyan.

"Theo thông tin khách quan và đáng tin cậy mà chúng tôi có được, xác thực bằng hệ thống kiểm tra khách quan, không có quả tên lửa nào loại này được sử dụng trong cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh. Tất cả đầu đạn tên lửa đều nằm trong kho bảo quản của các quân đội Cộng hòa Armenia", đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga một lần nữa khẳng định hệ thống tên lửa Iskander đã nhiều lần được sử dụng thành công trong thực chiến ở Syria chống lại những kẻ khủng bố.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, "Hệ thống tên lửa chiến thuật 9K720-E (Iskander-E) đã được thử nghiệm và nhiều lần sử dụng thành công trong điều kiện thực chiến ở Cộng hòa Ả Rập Syria, chống lại các băng nhóm khủng bố quốc tế. Điều này cho chúng tôi đầy đủ lý do để khẳng định rằng hệ thống tên lửa 9K720-E sản xuất ở Nga — "Iskander-E", là loại tốt nhất thế giới trong lớp này".

Tổ hợp tên lửa "Iskander".

Tổ hợp tên lửa "Iskander".

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.