Tranh cãi điều kiện hành nghề kiến trúc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Liên quan đến quy định về hành nghề kiến trúc tại Chương III Dự thảo Luật Kiến trúc, nhiều kiến trúc sư (KTS) và các chuyên gia kiến trúc cho rằng, quy định trong Dự thảo là khó hiểu và gây khó dễ cho cá nhân, tổ chức liên quan.

Điều trước “đá” điều sau

Khoản 2 Điều 21 Dự thảo quy định, KTS được miễn cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với “Người đã có giải thưởng hạng Nhất kiến trúc quốc gia, đã đoạt giải thưởng quốc tế; đã chủ nhiệm, chủ trì nhiều đồ án, thiết kế công trình đã được xây dựng”. Ngay trong điều tiếp theo về đăng ký hành nghề KTS, khoản 2 Điều 22 Dự thảo quy định “Người không đăng ký không được đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế”.

KTS Minh Hải (Hà Nội) nhận định, hai quy định này là mâu thuẫn nhau, vì nếu đáp ứng theo khoản 2 Điều 22 thì không thể đáp ứng được quy định tại khoản 2 Điều 21, vì muốn đăng ký hành nghề thì phải có chứng chỉ, có chứng chỉ thì mới được đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Trong khi đó, khoản 2 Điều 21 lại áp dụng cho người không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc, tức là không đăng ký, nhưng vẫn làm chủ nhiệm, chủ trì đồ án thiết kế.

Mở cửa rộng hơn cam kết cho dịch vụ kiến trúc từ nước ngoài?

Điều 24 Dự thảo quy định về hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, một trong những điều kiện của người nước ngoài được hành nghề KTS tại Việt Nam là “Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam”.  Theo nhiều chuyên gia pháp luật, quy định này trong Dự thảo là không cần thiết, bởi đây là nghĩa vụ đương nhiên, có cam kết hay không thì người nước ngoài hành nghề kiến trúc hoặc làm bất kì việc gì tại Việt Nam cũng phải có trách nhiệm tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam. 

Khoản 2 Điều 24 Dự thảo quy định phạm vi hành nghề kiến trúc của người nước ngoài đã có chứng chỉ ở Việt Nam thực hiện theo phạm vi hành nghề quy định tại Điều 18 Dự thảo – tức là hoàn toàn bình đẳng với KTS Việt Nam.

“Tuy nhiên, cần lưu ý rằng theo cam kết WTO của Việt Nam thì dịch vụ kiến trúc chưa mở cửa hoàn toàn” - góp ý của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Bộ Xây dựng nêu. 

Đơn vị này ví dụ, trường hợp KTS làm việc trong doanh nghiệp kiến trúc FDI thì bản thân doanh nghiệp đó phải được thành lập bởi nhà đầu tư có tư cách pháp nhân theo pháp luật nơi nhà đầu tư có quốc tịch, chứ không thể là nhà đầu tư tư nhân. Trường hợp KTS cung cấp dịch vụ kiến trúc qua biên giới (ở nước khác nhưng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Việt Nam), thì Việt Nam chưa cam kết mở cửa. Trường hợp KTS cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị thì: (i) sản phẩm dịch vụ của KTS nước ngoài phải được KTS Việt Nam làm việc trong một pháp nhân xác nhận; (ii) không được phép cung cấp dịch vụ ở một số địa bàn nhạy cảm về an ninh, ổn định xã hội.

“Tất nhiên, Việt Nam hoàn toàn có thể mở cửa rộng hơn cam kết, trong những khía cạnh thích hợp. Do đó, bằng Luật này, Việt Nam hoàn toàn có thể mở cửa rộng hơn cam kết cho dịch vụ kiến trúc từ nước ngoài. Mặc dù vậy, điều này, nếu có, phải được thực hiện trên cơ sở nhận biết rõ đây là việc mở cửa sớm hơn cam kết. Ngoài ra, một số giới hạn của cam kết WTO có thể thực sự cần thiết (ví dụ hạn chế quyền hoạt động ở một số địa bàn nhạy cảm về an ninh…), việc tự nguyện bỏ cam kết này cần được cân nhắc cẩn trọng” – VCCI  nhận định.

Quy định cấp chứng chỉ KTS còn mơ hồ

Về cơ quan cấp chứng chỉ KTS, khoản 1 Điều 25 Dự thảo quy định “Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề KTS là cơ quan quản lý nhà nước, hội xã hội nghề nghiệp”. Quy định này được hiểu, có hai chủ thể có thẩm quyền cấp chứng chỉ KTS, tuy nhiên lại không quy định rõ về quyền của người đề nghị trong lựa chọn cơ quan cấp chứng chỉ.

Trong khi đó, Điều 27, 29 Dự thảo quy định về trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề KTS do Hội KTS Việt Nam cấp. Như vậy không rõ trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiến trúc sư do cơ quan nhà nước cấp là như thế nào?

Vì thế, để đảm bảo tính thống nhất và rõ ràng, VCCI đề nghị quy định thống nhất việc cấp chứng chỉ KTS do tổ chức xã hội nghề nghiệp, cụ thể là Hội KTS cấp, tức là bỏ trường hợp do cơ quan nhà nước cấp.

KTS sẽ được quản lý như luật sư?

Để được hành nghề KTS, Dự thảo đang thiết kế theo hướng: Người đủ tiêu chuẩn sẽ phải thực hiện thủ tục để được cấp Chứng chỉ hành nghề kiến trúc; Người có Chứng chỉ hành nghề KTS sẽ phải đăng ký hành nghề KTS; Người có Chứng chỉ hành nghề KTS gia nhập một Đoàn KTS; Đoàn KTS sẽ cấp thẻ KTS. 

Theo quy định trên thì KTS đang được quản lý tương tự với luật sư và so với quy định hiện hành về quản lý đối với KTS thì người hành nghề KTS phải thực hiện thêm thủ tục gia nhập Đoàn kiến trúc để được cấp thẻ KTS và đăng ký hành nghề KTS. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, khi được cấp chứng chỉ hành nghề KTS (nằm trong chứng chỉ hoạt động xây dựng) các cá nhân có thể hoạt động trong lĩnh vực này.

“Trong khi đó, việc bổ sung thêm thủ tục “đăng ký với Đoàn kiến trúc” đối với người hành nghề kiến trúc như trong Dự thảo là dựa trên lý do gì, nhằm mục đích gì và đã tính toán tới tính khả thi chưa?”, KTS Hoàng Thịnh - cũng là người có kinh nghiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này - bày tỏ băn khoăn – “Việc phát sinh thêm thủ tục hành chính trong khi không có giải trình về mục đích quản lý sẽ khiến cho hoạt động hành nghề của KTS gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang có nhiều chính sách thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị trường”.

Nhiều ý kiến đề xuất cân nhắc, xem xét thiết kế quy định theo hướng KTS chỉ cần phải thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề KTS là có thể hoạt động trong lĩnh vực này mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác. 

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.