Trắng đêm “mục sở thị” doanh nghiệp “bức tử” môi trường

Bể xử lý nước thải đang bốc mùi của Cty Phương Anh
Bể xử lý nước thải đang bốc mùi của Cty Phương Anh
(PLO) - Trong đơn thư gửi Báo Pháp Luật Việt Nam, các hộ dân xã Định Thành (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) đã “vạch mặt” nhiều công ty chế biến thủy sản xả thải gây ô nhiễm môi trường khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng cả về vật chất lẫn tinh thần. Nước xả thải ô nhiễm của các công ty khiến khu vực nuôi tôm ô nhiễm trầm trọng, đe dọa đến nguồn kinh tế chính của nhiều hộ dân.

Doanh nghiệp thủy sản “tàn sát” vuông tôm

Để xác minh đơn thư bạn đọc, chúng tôi tìm về ấp Lung Sình, xã Định Thành, huyện Đông Hải - nơi mà lâu nay nhiều hộ dân phản ánh khi phải “chung sống” với mùi hôi thối và bị ảnh hưởng chất thải từ nhiều công ty chế biến thủy sản. Con sông vốn là nguồn nước chung để người dân sử dụng nuôi thủy sản thì bị ô nhiễm trầm trọng.

Trong số các Cty, cơ sở mà người dân phản ánh, “nổi cộm” nhất là Cty CP chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Phương Anh chuyên chế biến thủy sản đông lạnh. Được biết, gần 7 năm nay, từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, công ty này không chỉ gây ô nhiễm khi xả thải ra sông mà còn để tràn nước thải sang vuông tôm của bà con khiến tôm, cua, cá chết gây thất thu trong thời gian dài.

PV Báo PLVN có mặt tại vuông tôm 0,8ha của ông Nguyễn Văn La, nằm cạnh sau khu vực hồ xử lý nước thải của Cty Phương Anh. Ông La cho biết: “Nước thải ô nhiễm của Cty Phương Anh bốc mùi hôi thối nồng nặc, tràn vào vuông tôm của gia đình tôi làm tôm, cá, cua chết hàng loạt. Quá bức xúc, tôi có xuống công ty để phản ánh với Ban Giám đốc nhưng họ không chịu gặp nên tôi chỉ có thể nói lại với bảo vệ của công ty. Họ bảo tôi cứ về mua phân, thuốc để xử lý vuông tôm đi rồi họ xuống tính lại sau, nhưng đến nay vẫn không thấy gì. Trong khi số vốn thả tôm, cua giống của gia đình mỗi năm khoảng 15 - 25 triệu mà chẳng thu được tiền vốn”.

Cùng hoàn cảnh với ông La, ông Lâm Văn Tỷ có vuông tôm giáp với Cty Phương Anh, bức xúc: “Gia đình tôi chỉ thả giống chứ không có thu hoạch được là bao. Vì cứ mỗi lần nước thải của Cty Phương Anh tràn sang vuông thì tôm, cua chết hàng loạt. Một năm cả chục lần như vậy thử hỏi còn làm ăn gì chứ?”. Với diện tích 2,2 ha mỗi năm gia đình ông Tỷ bỏ ra số tiền khoảng 30 - 40 triệu đồng để mua tôm, cua giống.

“Thiệt hại không thể tính nổi vì mỗi tháng mình thả tôm, cua, tiền giống coi như đã mất rồi thì huống chi nghĩ đến tiền lãi”- ông Tỷ bộc bạch. Tuy nhiên, ông Tỷ có phần may mắn hơn ông La khi vào năm 2009 từng được Cty Phương Anh bồi thường khoảng 3 triệu đồng.

Hứa sẽ khắc phục, bồi thường cho dân!

Trưởng ấp Lung Sình Phạm Văn Dũng cho biết: “Gần đây nhất vào lúc 9h ngày 18/2, chúng tôi phát hiện nước thải màu trắng đục của Cty Phương Anh tràn qua vuông của hai hộ làm cua, cá chết nổi lên. Tôi kêu người của Cty Phương Anh ra coi thì họ xác nhận là nước thải của Cty tràn sang. Lúc lập biên bản, tôi có mời rất nhiều người dân xung quanh chứng kiến”.

Tại buổi làm việc, ông Đào Công Khanh - Trợ lý Giám đốc Cty Phương Anh cho biết: “Nước thải được xử lý vi sinh, chỗ rò rỉ là chỗ cuối nguồn tương đối đạt chuẩn loại B, có những lúc đạt, có lúc không đạt; nước rò rỉ có lúc bị nhiễm có lúc không”. Còn ông Nguyễn Văn Thăng - Phó Giám đốc, khẳng định: “Cty hoàn toàn đảm bảo vệ sinh môi trường, có văn bản kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hai năm một lần và tuân thủ tốt các lần kiểm tra định kỳ của Sở TN&MT Bạc Liêu”. Tuy nhiên, khi được hỏi về thời gian kiểm tra gần đây nhất của Sở TN&MT thì ông Thăng bảo: “Tôi không nhớ nữa, khi nào có đợt kiểm tra các Cty khác thì kiểm tra luôn”.

Khi phóng viên viện dẫn, theo Kết luận số 55/KL-STNMT ngày 5/8/2015 của Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu thì Cty Phương Anh chưa có giấy xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Bên cạnh đó, hai thông số COD, BOD5 trong nước thải của Cty vượt mức cho phép, ông Thăng chỉ nói: “Ừ, thì vụ này Cty có bị Sở phạt”.

Sau khi PV đưa ra nhiều bằng chứng thực tế về phản ánh của người dân về việc Cty xả thải ô nhiễm, ông Thăng mới thừa nhận: “Cty có xả thải làm tràn qua vuông nuôi tôm của các hộ dân”. Ông hứa sẽ khắc phục những tác động từ việc xả thải của Cty ảnh hưởng đến các hộ dân bằng biện pháp cải tạo mương thoát nước hiện hữu, khắc phục bờ bao tránh tràn nước thải sang vuông tôm của các hộ dân trong thời gian ba tuần và sẽ báo với Ban Giám đốc Cty để thỏa thuận mức bồi thường cho các hộ dân.

Trắng đêm “mục sở thị” doanh nghiệp xả thải ô nhiễm...

Nhiều năm trôi qua, người dân đã phải hứng chịu vấn nạn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ đã phản ánh, kêu gọi các cơ quan chức năng, mong muốn được giải quyết dứt điểm vấn nạn trên để yên tâm chăm lo sản xuất. Tuy nhiên, cái mà người dân ở đây đã và đang “dài cổ” trông chờ chỉ là “hứa và đợi”.

Ông Phạm Văn Dũng nói: “Trên đoạn sông Tắc Vân - Gành Hào (thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau) có chiều dài khoảng 4,5 km nhưng có tới sáu Cty chế biến thủy sản hoạt động và thường xuyên xả thải ra môi trường. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cả những hộ nuôi thủy sản của vùng khi khoảng thời gian dài bị thất thu khi lấy nước từ sông vào nuôi tôm”.

Để làm rõ các vấn đề, phóng viên đã vượt màn đêm lúc 2h sáng đi “bắt mạch” những Cty, cơ sở sản xuất xả thải ra đoạn sông này. Đúng thời điểm nước sông Tắc Vân - Gành Hào rút nước. Phơi bày trước mắt phóng viên là những ống xả thải thẳng ra dòng sông của hàng loạt doanh nghiệp như: Cty TNHH MTV Ngọc Liền, Cty TNHH Giàu, Cty CP CBTS & XKN Phương Anh, Cty TNHH MTV thủy sản Tài Thịnh... Chẳng lẽ trong khoảng thời gian dài, các Cty này xả thải thẳng ra sông gây ô nhiễm, cua cá chết hàng loạt mà các cơ quan chức năng địa phương không hề biết?

Phó Giám đốc Cty Phương Anh Nguyễn Văn Thăng tiết lộ: “Các doanh nghiệp xung quanh đây cũng xả thải tương tự như Cty chúng tôi. Thậm chí có nơi không có hồ xử lý nước thải mà xả thẳng ra sông luôn. Cty nào mà chẳng xả nước thải ra sông, nước thải không xả thải ra sông thì xả đi đâu bây giờ?!” Tiết lộ này khiến phóng viên rất bất ngờ và bức xúc, liệu các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu có “bỏ quên” Cty, cơ sở nào trong quá trình kiểm tra quy trình xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường?

Nguồn sống của người dân địa phương chủ yếu dựa vào nuôi tôm, cua nhưng đang có nguy cơ bị “tàn sát” do nguồn nước bị ô nhiễm từ nước xả thải của các Cty, nhà máy. Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu khẩn trương vào cuộc, xử lý tận gốc vấn đề để môi trường sống không bị ô nhiễm, “cần câu cơm” của người nông dân không bị tận diệt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.