Trang bị dùng cho World Cup bị phát hiện chất độc hại

Trang bị dùng cho World Cup bị phát hiện chất độc hại
(PLO) - Quần áo và giày thi đấu bóng đá của 3 thương hiệu thể thao quốc tế, tất cả đều là những nhà sản xuất quần áo cho World Cup sắp tới ở Brazil, bị phát hiện có chứa hóa chất độc hại.
Báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh cho biết tổ chức này đã mua các mặt hàng thể thao của Nike, Adidas và Puma ở 16 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới và đã tiến hành kiểm nghiệm từ tháng 3 đến tháng 5. Kết quả đã phát hiện thấy 81% số giày bóng đá và 35% số áo thi đấu bóng đá của 3 thương hiệu này có chứa tồn dư hóa chất, bao gồm hợp chất hóa dẻo và các hợp chất perfluor hóa.
Trong số các sản phẩm được kiểm nghiệm, chỉ số a xít perfluorooctanoic trong giày đá bóng nhãn hiệu Predator của Adidas nhiều gấp 15 lần tiêu chuẩn. A xít perfluorooctanoic, hay PFOA, thường được sử dụng để làm cho vải không thấm nước và khó rách. Chất này có thể tác động lên khả năng sinh sản ở người nếu tiếp xúc lâu dài.
Chất này nằm trong những chất cần được chú ý theo các quy định của Liên minh châu Âu. Thí nghiệm trên động vật cũng đã cho thấy PFOA có thể gây ung thư.
Li Yifang, Giám đốc dự án ngăn ngừa ô nhiễm của tổ chức Hòa bình xanh, cho biết chất này đã bị cấm ở một số nước và khu vực, bao gồm Na Uy. Một số ít công ty, như Adidas, đã tuyên bố loại bỏ chất độc hại này ra khỏi quy trình sản xuất.
Tổ chức Hòa bình xanh kêu gọi người tiêu dùng và các cổ động viên bóng đá không mua những sản phẩm có chứa những chất độc hại.
“Những loại áo thể thao và giày bóng đá chứa chất độc hại được các vận động viên mang khi thi đấu sẽ đi ngược lại lý tưởng vì môi trường của Giải vô địch bóng đá thế giới ở Brazil,” Li tuyên bố.
Tổ chức Hóa bình xanh đề nghị 3 thương hiệu thể thao công bố thông tin về các sản phẩm của mình càng sớm càng tốt và cho họ họ nên đặt ra thời hạn rõ ràng cho việc loại bỏ những hóa chất độc hại ra khỏi các dây chuyền sản xuất và thực hiện những biện pháp cụ thể để cung cấp cho người dùng những hàng hóa an toàn với môi trường.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.