Trần tình của cô giáo nghi túm cổ áo kéo lê nữ sinh

Hình ảnh cắt từ clip.
Hình ảnh cắt từ clip.
(PLVN) - Cô Nguyễn Thị P xác nhận không tiếp tục giảng dạy môn giáo dục công dân và không còn làm chủ nhiệm lớp. Cô giáo này đồng thời có những chia sẻ liên quan đến clip đang gây xôn xao dư luận với cảnh nghi cô túm cổ áo, kéo lê một nữ sinh...

Nhà trường đã tạm dừng công tác chủ nhiệm đối với cô Nguyễn Thị P để tiếp tục làm rõ trách nhiệm giáo viên, đồng thời yêu cầu giáo viên cần cân nhắc kỹ hành động của mình.

Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, cô giáo Nguyễn Thị P xác nhận thông tin cô không tiếp tục giảng dạy môn giáo dục công dân và chủ nhiệm lớp là đúng.

"Sau khi sự việc xảy ra, ngay tối hôm 29/9 tôi đã báo thầy hiệu trưởng xin chuyển công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp cho giáo viên khác. Chiều 30/9, trường tổ chức Hội nghị cán bộ lãnh đạo mở rộng, thống nhất về phân công nhiệm vụ của tôi. Trường mời tôi đến thống nhất, quyết định cho tôi không làm công tác tư vấn học đường, chuyển công tác giảng dạy môn Giáo dục công dân và công tác chủ nhiệm lớp của tôi sang giáo viên khác", cô giáo P nói.

Có thông tin cho rằng, nữ sinh là Bí thư lớp không đặt bánh đúng cửa hàng do cô P chỉ định, khi mang bánh đến lớp bị cô dùng lời lẽ không phù hợp môi trường sư phạm và dọa sẽ hạ hạnh kiểm, dẫn đến em này hoang mang và khóc đến mức có biểu hiện kiệt sức.

Trước thông tin trên, cô giáo P khẳng định không chỉ định học sinh mua bánh ở cửa hàng. "Theo kế hoạch, hôm đó lớp có mâm quả tổ chức sinh nhật cho các bạn học sinh tháng 6,7,8,9. Khi trao đổi với Bí thư lớp, tôi không chỉ định mua bánh tại cửa hàng nào mà tôi chỉ trao đổi và hỏi bạn đó là mua bánh ở đâu thì bạn bảo em gọi người ta ship đến. Tôi bảo bạn ấy là làm sao mà phức tạp vậy, sao không ra ngoài cổng trường mà mua, bởi vì gần và cô thấy bánh ở ngoài cổng trường ngon, kem tươi hà cớ gì phải đi mua ở xa làm gì?. Cứ ra ngoài đó đặt cũng được, có vấn đề gì mình còn xử lý luôn", cô P giãi bày.

Phóng viên tiếp tục liên hệ phía học sinh và những bên liên quan để độc giả có thể nhìn nhận đa chiều về vụ việc.

Như Báo Pháp luật Việt Nam thông tin, chiều tối 29/9, trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là xảy ra tại hành lang lớp học của Trường THPT Đ. (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Đoạn clip có cảnh một nữ sinh nằm trên hành lang lớp học khóc, còn cô giáo, là chủ nhiệm lớp em này, có hành động túm cổ áo nữ sinh, kéo về phía cửa lớp học.

Theo thông tin ban đầu do "cư dân mạng" chia sẻ, cô giáo chủ nhiệm giao cho nữ sinh nêu trên - là Bí thư lớp, đi mua bánh sinh nhật để tổ chức cho các học sinh sinh nhật trong tháng. Đến ngày tổ chức, 29/9, cô giáo gọi điện cho cửa hàng bánh sinh nhật cô dự định đặt từ trước nhưng được thông báo là không có đơn phía lớp.

Vì một lý do nào đó mà nữ sinh này đã đặt bánh ở cửa hàng khác. Khi mang bánh đến lớp, bị cô giáo mắng và "đe dọa hạ hạnh kiểm", nữ sinh lo sợ khóc ngoài hành lang lớp, xin cô tha. Khóc nhiều, nữ sinh có biểu hiện kiệt sức và xảy ra cảnh như trong đoạn clip.

Liên quan đến sự việc, ngày 30/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu hiệu trưởng kiểm tra, xác minh, làm rõ sự việc, đồng thời nghiêm túc rút kinh nghiệm, xử lý nghiêm nếu có vi phạm, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trong ngày 2/10.

Bên cạnh đó, Sở này cũng yêu cầu nhà trường tăng cường công tác quản lý, xây dựng văn hóa học đường, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, kịp thời nắm bắt công tác tư tưởng, các hoạt động trong nhà trường, không để xảy ra các vụ việc làm ảnh hưởng đến uy tín, công tác giáo dục của nhà trường, của ngành.

UBND huyện Sóc Sơn cũng đã yêu cầu cơ quan công an vào cuộc điều tra.

Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn cho biết, nếu giáo viên là Đảng viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện sẽ trao đổi với nhà trường, họp chi bộ kiểm điểm, tùy theo mức độ đến đâu thì kiểm điểm đến đó, sau đó sẽ báo cáo lại Huyện ủy.

Công an huyện Sóc Sơn, Công an thị trấn Sóc Sơn đang xác minh, làm rõ sự việc.

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục liên hệ các bên liên quan để cập nhật thông tin.

Đọc thêm

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.