Trăn quấn chết hai em bé là tai nạn hay vụ án ?

Hôm 11/8/2013 hàng trăm người dân thị trấn Campbellton, New Brunswick của Canada đã tham dự tang lễ của hai anh em trai Connor (6 tuổi) và Noah Barthe (4 tuổi) bị một con trăn nuôi trái phép trong một cửa hàng thú cưng quấn chết trong khi hai đứa trẻ đang ngủ.

Hôm 11/8/2013 hàng trăm người dân thị trấn Campbellton, New Brunswick của Canada đã tham dự tang lễ của hai anh em trai Connor (6 tuổi) và Noah Barthe (4 tuổi) bị một con trăn nuôi trái phép trong một cửa hàng thú cưng quấn chết trong khi hai đứa trẻ đang ngủ.

Connor và Noah Barthe cùng  với mẹ
Connor và Noah Barthe cùng với mẹ

Giấc ngủ kinh hoàng

Buổi sáng tinh mơ hôm 5/8, vừa thức dậy, ông Jean-Claude Savoie chủ cửa hàng thú cưng Reptile Ocean bước sang phòng khách nơi Connor và Noah ngủ lại sau buổi tối chơi đùa với con trai của ông.

Ban đầu thấy hai đứa nhỏ nằm yên không trả lời tiếng gọi đánh thức, ông ngỡ chúng còn ngủ nhưng ánh mắt của ông nhanh chóng phát hiện một khoảng vỡ trên trần. Rất nhanh, ông đoán ra ngay là đã có chuyện và vội lao tới ôm hai đứa trẻ lay nhưng vô hiệu.

Một tai nạn khiến ông chủ cửa hàng thú cưng choáng váng : Con trăn châu Phi dài tới hơn 4 mét nhốt trong lồng kính cửa hàng thú cưng của ông ở tầng trệt đã bằng cách nào đó luồn theo đường thông khí lên tầng trên. Tấm trần đã không chịu nổi sức nặng của con trăn khổng lồ, nó rơi xuống chính gian phòng hai đứa trẻ đang ngủ.

Khám nghiệm cho thấy hai đưá trẻ bị chết ngạt do trăn quấn. Khi Savoie bật đèn trong phòng, ông thấy hai đưá trẻ bất động, con trằn nằm ở gần đó.

Tai nạn này gây xúc động cho hàng chục triệu người dân Canada và lan truyền khắp thế giới. Nhà chức trách Canada hôm 8/8 đã cho tiêu huỷ con trăn và thông báo chủ nhân của nó có thể bị truy tố vì không hề có giấy phép nuôi nhốt và kinh doanh loài vật đáng sợ này.

Nguyên nhân gây ra cái chết của hai đưá trẻ vẫn là đề tài được các chuyên gia tranh cãi. Nhiều người trong số họ khẳng định dù trăn đá châu Phi nguy hiểm do có khả năng giết các con mồi lớn, nhưng nó thường không tấn công con người. Tai nạn gần nhất được ghi nhận năm 2002 khi một cậu bé lên 10 tuổi sống ở thành phố Durban (Nam Phi) bị một con trăn giết và nuốt chửng.

Johan Marais, một chuyên gia hàng đầu về trăn Phi châu nói loài trăn này khi săn mồi thường “cắn” con mồi (hàm của nó có từ 100 đến 120 cái răng cong như ngà voi) trước khi cuộn siết làm nó nghẹt thở và mềm nhão ra cho dễ nuốt. Tuy nhiên, trên người anh em Connor và Noah.

Là người đứng đầu một viện nghiên cứu về các loài rắn và trăn châu Phi và là tác giả của vài cuốn sách về loài bó sát này, ông Marais tỏ ý nghi ngờ việc con trăn có thể cuộn chết cùng một lúc hai cậu bé và đặt câu hỏi : Lẽ nào bọn trẻ ngủ say tới độ một trong hai đưá bị cắn và bị siết mà không giãy dụa, gào thét ? Và lẽ nào ông chủ nhà không nghe thấy bất kỳ tiếng động khả nghi nào trong đêm khi cả hai đưá trẻ phải vật lộn với con trăn ?

 Ông Marais cho biết thêm rằng ở châu Phi trong 100 năm qua người ta chỉ ghi nhận được 3 trường hợp trăn siết người đến chết. “Đây là trường hợp hiếm có vô cùng khi trăn giết chết hai người cùng lúc”.

Một giả thuyết khác được một số chuyên gia ủng hộ là con trăn đã nhầm mồi. Giáo sư Paul Goulet, người lập ra vườn thú chuyên nuôi các loài bò sát tại Ottowa cho rằng trăn thường không  chọn người làm mồi săn.Trong bóng tối chúng nhìn rất kém nhưng được bù lại bằng khứu giác rất tốt nên trăn thường lần theo mùi và thân nhiệt của con mồi để tìm tới.

Việc hai đứa trẻ nhà Barthe đã chơi với nhiều loại thú như dê, thỏ … trong suốt một ngày ở Reptile Ocean như những bức ảnh do ông Savoie chụp được cho thấy, có thể là nguyên nhân khiến các bé mất mạng. Nếu mùi các loại động vật đó còn vương lại trên người các bé, nó sẽ kích thích bản năng săn mồi của con trăn.

Chỉ là tai nạn?

Dù hai đưá trẻ bị trăn cuốn chết hay không thì chủ nhân của Reptile Ocean vẫn phải đối mặt với tội vi phạm các quy định về nuôi thú cảnh trái phép, nặng hơn, có thể phải chịu tội giết người do bất cẩn, xa hơn – nếu những nghi ngờ của các chuyên gia được xác minh – có thể là tội giết người. Cảnh sát cũng đã xem xét quan hệ giữa ông chủ Reptile Ocean và mẹ của Connor và Noah thì thấy có một vài điều buộc phải suy nghĩ.

Trước hết, cha mẹ của Connor và Noah lấy nhau rồi ly dị. Ông Andrew sống với hai cô con gái đã lớn từ đời vợ trước và mỗi cuối tuần đều đón hai đứa con trai về chơi nhà mình. Tuy nhiên, đúng hôm mà tục lệ này bị bỏ qua, Connor và Noah được ở lại chơi với con trai của ông chủ Reptile Ocean thì xảy ra tai nạn. Đáng chú ý, ông chủ Reptile Ocean tự cho mình là “bạn tốt nhất” của mẹ hai đứa trẻ bất hạnh. Vì thế, câu hỏi liệu đây là một tai nạn hay một vụ án hình sự vẫn chưa có câu trả lời.

Vụ tai nạn (hay vụ án) với anh em Connor và Noah vẫn chưa được trả lời thì dư luận Canada lại đang sôi động với việc kiểm soát thú nuôi làm cảnh. Từ trước đến nay, chính quyền địa phương được giao quyền ấn định các quy tắc về nuôi thú cưng.

Với trường hợp Reptile Ocean, những con trăn đá châu Phi bị cấm nuôi ở New Brunswick, dù các sở thú có thể xin một loại giấy phép đặc biệt để được nuôi loài trăn độc này. “Chính quyền không bao giờ cấp phép cho nuôi một loài động vật độc hại trái phép như thú cưng trong nhà”, phát ngôn viên Steve Benteau của chính quyền nói. Theo cư dân địa phương Reptile Ocean hoạt động nửa giống một vườn thú, nửa giống một cửa hàng.

Câu hỏi là tại sao con trăn châu Phi nọ có thể được vận chuyển tới vào Campbellton năm 2002 và sau đó tồn tại ở Reptile Ocean 11 năm trong khi lệnh cấm nuôi loại trăn này nếu không có giấy phép đặc biệt đã có từ trước đó. Cũng trong ngần ấy năm cửa hàng Reptile Ocean cũng chưa hề nộp đơn xin giấy phép này.

Tai nạn với anh em Cannor và Noah cho thấy đang tồn tại những lỗ hổng luật pháp liên quan tới thú cảnh ngoại lai được nhập về, trong đó các quy định chồng chéo của chính quyền địa phương và liên bang đã dẫn tới sự lộn xộn trong công tác đảm bảo an toàn.

Con trăn châu Phi thủ phạm giết hai cậu bé
Con trăn châu Phi thủ phạm giết hai cậu bé

Hồi năm 2007, khi một con rắn hổ mang sổng chuồng gây náo loạn cả một khu vực thành phố Toronta, giám đốc của tổ chức Zoocheck của Canada lúc đó đã đặt câu hỏi : Liệu đây đã phải là vụ cuối cùng ? Và ông tự trả lời : “Không”. Ở Toronto người ta không thể mua rắn hổ mang nhưng có thể mua ở nơi khác và bí mật đem vào thành phố.

 Các quy định và khả năng kiểm soát thực thi khác nhau của từng địa phương mà cơ hội để những người thích nuôi những con thú nguy hiểm trong nhà tận dụng. Chẳng hạn ở British Columbia, nơi có một bộ quy định rất đầy đủ và chi tiết về việc nuôi thú cảnh, trong danh mục những con bị cấm nuôi có tơí 1.300 cái tên, từ hà mã cho tới vài chục loại rắn.

Thế nhưng ở tỉnh Ontario, thẩm quyền lại được giao về cho cấp thấp hơn khiến cho  cảnh tượng khá rắm rối : Nếu không được mua rắn ở đây bạn có thể sang thị trấn bên cạnh. Chẳng hạn ở Markham, tất cả các loại trăn đều bị cấm nuôi, nhưng ở Ashawa nằm cách đó 40 phút chạy xe hơi bạn có thể mua trăn hay rắn về nuôi miễn nó đừng dài quá 3 mét khi trưởng thành.

Trong bối cảnh đó lời tuyên bố của Thủ tướng Stephen Harper tuyên bố chính phủ liên bang sẽ xem xét tăng cường vai trò kiểm soát các loại thú nuôi là một tín hiệu an lòng cho người đang phản đối nuôi thú nguy hiểm trong nhà.

Vũ An

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.