Trần Nữ Vương Linh - Cô gái đến từ hôm qua

Trần Nữ Vương Linh - Cô gái đến từ hôm qua
(PLO) - Trước khi có những quyết định táo bạo mở triển lãm tranh để làm từ thiện, Tôn Nữ Vương Linh là một trong 5 thư ký trẻ tuổi nhất trong đội ngũ trợ lý của Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu. “Một cô bé đa tài: hát, MC, viết truyện, làm thơ và vẽ tranh, múa” - là lời giới thiệu của GS Vũ Khiêu.
1. Một ngày đầu đông, tôi lạc bước vào thế giới của Vương Linh - Triển lãm “Phút đồng dạng” tại 16 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Thật bất ngờ khi bao quanh tôi là những bức tranh màu nước, sơn dầu với hình ảnh những cô gái, những nàng công chúa, nàng tiên quen thuộc trong những bộ váy áo sắc màu rực rỡ. 
Muôn sắc màu òa ra trong tranh bộc lộ tình yêu cuộc sống, sự lãng mạn của một cô gái, một tâm hồn thiếu nữ sâu lắng, đẹp đẽ và đầy trăn trở, dường như người xem tranh cũng trở nên đầy nội tâm và rưng rưng. Rưng rưng vì đồng cảm. Rưng rưng vì những bức tranh như lời tự sự về những giấc mơ thiếu nữ còn vương lại rất nhiều niềm vui trẻ thơ. 
Và trong không gian ấy, Vương Linh và bạn đang đệm đàn, hát một khúc phiêu du, nhẹ nhàng, giao hòa như chính những bức tranh không chỉ là họa mà còn là thơ, là nhạc…
Trần Nữ Vương Linh sinh năm 1990, tốt nghiệp ngành Báo chí tại Học viện Báo chí Tuyên truyền và là người sáng lập Hội Tâm Thanh từ thiện. Cô làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc, mà lĩnh vực nào cũng là tự học, tự thể hiện như một nhu cầu thôi thúc từ trái tim và một tâm hồn đẹp. 
Trong thời gian làm thư ký cho GS Vũ Khiêu, cô đã học được nhiều điều từ GS. Thế rồi, được GS và gia đình ủng hộ, cô đã quyết định đi theo con đường nghệ thuật của riêng mình mà việc đầu tiên đó là tổ chức triển lãm tranh. 
Vương Linh và GS Vũ Khiêu.
 Vương Linh và GS Vũ Khiêu.
“Phút đồng dạng” là triển lãm cá nhân thứ hai của Vương Linh sau khi cô quyết tâm đi thi Nữ hoàng trang sức với mong muốn nhận một giải phụ để có tiền mở triển lãm. Cô rất vui khi lọt vào tốp 10 của cuộc thi này và tự chi phí để mở triển lãm thứ hai trong năm.
Nếu như trong triển lãm “Mùa trong mắt” tranh của Vương Linh gây ấn tượng bởi các nhân vật nữ đều nhắm mắt, không có miệng bởi cô nhìn thế giới từ tâm hồn mình và có những điều thiêng liêng không thể nói bằng lời, thì tới triển lãm này, các bức tranh thể hiện niềm vui tươi, yêu đời như sự thức tỉnh một bản ngã. “Mình cảm thấy cuộc sống hiện ra trọn vẹn hơn. Ai cũng có quyền nhìn vào đôi mắt và giọng cười. Chất chứa trong mỗi đôi mắt, mỗi giọng cười đó là những mộng mơ thơ ngây xen cả những thao thức, trăn trở và nỗi cô đơn dâng kín, luôn khát khao giao cảm” - Linh chia sẻ.
“Từ trước đến giờ mình cứ vẽ theo cảm xúc và bản năng, cũng chưa học qua một trường lớp nào, tất cả những gì làm được chỉ là bằng cảm xúc của mình. Mình mong muốn mọi người đến đây sẽ hiểu mình qua những bức tranh và qua những bài thơ, thậm chí là âm thanh của bài hát”.
2. Trong bức tranh “Tôi vực bạn dậy”, Linh vẽ một cô bé đang chảy hai hàng nước mắt, và dòng nước mắt ấy đã kéo hai người khác lên, không bị rơi xuống. Một trong hai người đó lại rơi nước mắt và lại kéo một người khác nữa lên. Thông qua bức tranh ấy, cùng với những bức khác trong triển lãm, Vương Linh muốn đưa ra thông điệp rằng sự cảm thông, thấu hiểu của bạn sẽ cứu rỗi, vực dậy tinh thần cho những người khác, và thật tuyệt khi điều đó được lan tỏa. “Phút đồng dạng” chính là giây phút mà những con người tưởng chừng như đối lập, khác biệt lại có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với nhau.  
Một điều ý nghĩa khác mà Vương Linh làm tại triển lãm đó là toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tranh tại triển lãm cũng sẽ được ủng hộ để giúp đỡ 10 em khiếm thị hiếu học và 2 em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo. Thành công ngay lần đầu tiên khi thu được 50 triệu đồng từ việc bán tranh, cô dùng 40 triệu đồng để đi làm từ thiện, còn lại 10 triệu để trang trải cho triển lãm từ thiện kế tiếp. Lần này, với “Phút đồng dạng”, bên cạnh các bức sáp dầu, Vương Linh cầm bút vẽ thử tranh… sơn dầu. 
Bức vẽ sơn dầu đầu tay mang tên “Bay lên với chiếc chăn của tôi” là một trong những bức cô yêu quý hơn cả. Vương Linh chia sẻ câu chuyện vui: “Lần đầu tiên mang hộp màu về, mình đã nghĩ sao mình liều lĩnh quá, mình đã biết gì về sơn dầu đâu. Đến nỗi vẽ xong bức tranh mấy ngày sau vẫn còn ướt, thấy rất lo lắng, hay mình quên mất công đoạn nào? Lên mạng tìm thử mới biết, hóa ra đó là đặc tính của sơn dầu”. 
3. Sinh ra tại TP.HCM trong một gia đình làm nghệ thuật, bố là nghệ sỹ xiếc, còn mẹ là nghệ sỹ múa, thế nên từ nhỏ, Vương Linh đã sớm được bố mẹ đưa đến các sân khấu. 
Sau khi chuyển ra Hà Nội, Vương Linh và người em sinh đôi Thạch Linh đều lựa chọn ngành báo và thi đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhưng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Báo Truyền hình, Vương Linh bất ngờ chuyển hướng sang… vẽ. 
Những bức tranh trong triển lãm của Vương Linh
 Những bức tranh trong triển lãm của Vương Linh
Bất ngờ hơn cả là tại sân chơi “Bài hát Việt” tháng 10 vừa qua, Vương Linh bỗng xuất hiện trong vai trò nhạc sỹ với ca khúc “Khúc hát cỏ cây” do ca sỹ Khánh Linh thể hiện và được Hội đồng nghệ thuật đánh giá cao.
Vương Linh tâm sự, trước đây theo đuổi nghệ thuật múa, hát như một môn giải trí… nhưng đến khi đã làm nghề, cô xác định nghệ thuật chính là một công việc thực sự. Chẳng coi việc thực hiện được hai cuộc triển lãm cá nhân khi còn rất trẻ là một thành tựu, cô gái cho rằng mình mới chập chững bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp và phía trước là một con đường rất dài. Cô chia sẻ, tới đây cô sẽ dành thời gian cho nghệ thuật và văn chương nhiều hơn.
Luôn muốn thử nghiệm mình ở nhiều lĩnh vực như những khát khao của tuổi trẻ, Vương Linh cũng đã được biết đến qua cuộc thi “Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam năm 2011” và lọt vào top 5 Người đẹp trình diễn áo dài đẹp nhất và vào top 10 Nữ hoàng trang sức vừa qua. 
Những tưởng cô gái tài sắc, có giọng nói dịu dàng và vẻ đẹp ngọt ngào thơ ngây ấy, theo lẽ thường sẽ chẳng thiếu cơ hội để xin tài trợ làm thiện nguyện, nhưng cô không  làm như vậy. Cô đã tự khẳng định bằng chính trái tim, mồ hôi và tâm hồn luôn rung động của mình, trao cho cuộc sống những đóa hồng thơm ngát...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.