Trần Hải Sơn tiếp tục bị “xoáy” về việc đưa tiền tham ô

Trần Hải Sơn tiếp tục bị “xoáy” về việc đưa tiền tham ô
(PLO) - Chiều qua 25/4, thay vì tuyên án như dự kiến, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã bất ngờ tuyên bố quay trở lại phần xét hỏi nhằm làm rõ một số tình tiết vụ án Vinalines. Bị cáo Trần Hải Sơn vẫn là người bị “truy” nhiều nhất về tình tiết đưa va ly tiền cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc khiến hai bị cáo này bị kết án tử hình về tội tham ô…
Không nhớ rõ các lần đưa tiền 
Trả lời trước tòa, Trần Hải Sơn tiếp tục khẳng định việc không có giao dịch gì với ông Goh- Giám  đốc Cty AP cũng như không biết gì về ụ nổi 83M trước khi cùng đoàn công tác sang Nga khảo sát ụ nổi này. 
Tuy nhiên, bị cáo Dương Chí Dũng và Trần Hải Chiều đều có lời khai rằng, trước khi tiến hành khảo sát ụ nổi 83M thì Vinalines đã tiến hành khảo sát ụ nổi 220 tại Nga do Cty AP giới thiệu. 
Nhưng do ụ nổi 220 bị chìm nên Cty AP lại chào hàng tiếp ụ nổi 83M và Vinalines tiếp tục tổ chức sang Nga khảo sát vào tháng 7/2007. “Lật lại” lời khai của “Sơn, bị cáo Chiều còn cho biết: Khi đoàn đi khảo sát ụ nổi 220 thì đã làm việc với Cty AP, trong đoàn có cả anh Sơn tham gia.
Bị cáo nghĩ anh Sơn đã biết ông Goh từ trước khi khảo sát 83M. Khi sang đó thì anh Sơn còn nói: “Em đã từng đi khảo sát rồi, em nắm được thì anh cứ để em làm”. Sau đó, bị cáo giao cho Sơn lập báo cáo, tổng hợp ý kiến để bị cáo lập tờ trình Tổng Giám đốc”. 
Đồng thời, Dương Chí Dũng khai thêm: “Khi đồng ý để Vinalies sang Nga khảo sát ụ nổi 83M thì bị cáo chưa có thông tin gì về 83M. Việc cử đoàn đi khảo sát là dựa vào báo cáo của Tổng Giám đốc và Ban Quản lý dự án, đặc biệt là do chỗ anh Sơn là người đã trình việc đi khảo sát 83M này”.
Trước lời khai này, HĐXX đã “truy” Sơn: “Vì sao bị cáo biết ụ nổi 83M mà đề xuất đi khảo sát?”. Sơn cho rằng khi bị cáo ra Hà Nội công tác thì đã thấ́y có văn bản của Cty AP chào hàng ụ nổi 83M tại Ban đối ngoại của Tổng Cty.”
Ngoài việc xét hỏi Sơn về quá trình khảo sát ụ nổi 83M, HĐXX vànhiều Luật sư (LS) còn tập trung xét hỏi bị cáo này về những lần đưa tiền cho bị cáo Dũng, Phúc. Tuy nhiên, Sơn cho biết: “Không nhớ chính xác đưa tiền vào ngày nào, chỉ nhớ khoảng thời gian”.
Về các lần đưa tiền cụ thể, Sơn tiếp tục điệp khúc “không nhớ”, như: “Lần đưa 5 tỷ cho anh Dũng ở khách sạn Victory, bị cáo có gọi điện thoại hẹn trước nhưng không nhớ là gọi buổi sáng, buổi chiều hay buổi tối, cũng không nhớ là sau bao lâu kể từ khi gọi điện thì mang tiền đến”; “lần rút 2 tỷ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải bằng chứng minh thư, bị cáo cũng không nhớ là có chứng từ hay không? Lần đưa Phúc 2,5 tỷ thì bị cáo cũng không nhớ là có rút tiền ở Ngân hàng hay không? 
Trước đó, các LS cho rằng, nếu Sơn bảo gọi điện lúc 4h thì bị cáoDũng đang ở trên máy bay, không thể nghe điện thoại được; việc rút tiền bằng chứng minh thư thì ngân hàng lưu chứng từ trong 30 năm, nhà bị cáo Phúc không có cổng như lời khai của Sơn. 
Lý giải về những mâu thuẫn nêu trên, Sơn cho rằng: “Nhiều khi điều tra viên ghi lời khai rồi bị cáo ký mà không để ý. Nhiều khi đọc lại mới ngớ người ra” .  
Trần Hải Sơn “bác bỏ” chứng cứ ngoại Nghi ngờ lời tuyên thệ của ông Goh, Giám đốc Cty AP, Sơn nói “Ông Goh có lời khai này khi phiên tòa sơ thẩm đã diễn ra. Chắc chắn nó không đúng như sự thật xảy ra, với mục đích gì thì bị cáo cần phải suy nghĩ. Bị cáo không tin là ông Goh không tiếp xúc thỏa thuận với ông Dũng, ông Phúc”.
Trước nội dung ông Goh khai: “Tên Cty Phú Hà là do phía Nga thông báo cho Cty AP về tên công ty sẽ nhận 1,666 triệu USD”,
Sơn phản bác: “Bị cáo mượn tên Cty Phú Hà của em gái và chỉ cung cấp tên Cty cho ông Goh để chuyển tiền chứ không cung cấp cho phía Nga. Bây giờ, ông Goh nói thế thì bị cáo cũng không biết, có lẽ trả lời của ông Goh cũng không có ảnh hưởng gì cả”. 
Không chỉ bác bỏ “lời khai ngoại”, bị cáo Sơn còn nhiều lần chối bỏ lời khai của em gái mình liên quan đến việc đưa tiền. Về khoản tiền 340 triệu đưa cho bị cáo Trần Hữu Chiều, Sơn tiếp tục khẳng định: “Khi đưa tiền, bị cáo chỉ nói em biếu anh."
Số tiền này không liên quan đến 1,666 triệu USD mà Chiều bị kết án về tội tham ô là hơi nặng. Bị cáo Chiều thừa nhận có nhận 340 triệu đồng và tiếp tục xin miễn trách nhiệm hình sự về tội tham ô vì bị cáo đã nộp lại số tiền này.
Dự kiến thứ hai ngày 28/4, Tòa tiếp tục phần tranh luận./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.