“Trận đánh” không thắng không về

Lên đường tăng cường cho miền Nam thân yêu.
Lên đường tăng cường cho miền Nam thân yêu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trên tuyến đầu chống dịch, những người lính Bộ đội Cụ Hồ sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi nhân dân và Tổ quốc cần.

Không ngại gian khổ, hy sinh

Khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, trước những khó khăn, mất mát của đồng bào cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Tiếp tục thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chỉ đạo của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ trong cả nước đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần yêu nước, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, vừa huấn luyện chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, vừa tích cực, chủ động tham gia phòng, chống đại dịch COVID-19, hạn chế thấp nhất không để dịch bệnh lây lan trong cơ quan, đơn vị; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tại nhiều nơi có ổ dịch lớn.

Đi chơ giúp dân.

Đi chơ giúp dân.

“Được Chính phủ giao, Quân đội quyết tâm bằng mọi cách, bằng mọi biện pháp, sử dụng mọi lực lượng, với khả năng của mình và vượt cả khả năng của mình, quyết tâm cùng với nhân dân TP HCM, các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các địa bàn có dịch khắc phục triệt để và đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường… Quân đội sẽ sử dụng lực lượng hiện có, cả không quân, cả vận tải bộ, vận tải thủy để hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác, bảo đảm cho người dân an toàn, để chúng ta phòng và chống được đợt dịch này” - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.

Triển khai nhiệm vụ trên, toàn quân đã triển khai hơn 1.900 tổ, chốt chống dịch với trên 13.000 lượt người, kiểm soát chặt chẽ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với địa phương tổ chức gần 5.000 tổ, chốt phòng dịch với sự tham gia của trên 22.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tại các địa bàn có dịch; triển khai 190 điểm cách ly phục vụ hơn 270.000 người; tổ chức 10 bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, chuyển đổi công năng 1 bệnh viện đa khoa quân dân y thành bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và thành lập 1 trung tâm điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 vừa và nặng với hàng ngàn bác sĩ, nhân viên quân y.

Quân đội đã đóng góp 510 tỷ đồng ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19; điều động hàng ngàn lượt xe ô tô vận chuyển vaccine đến các địa phương; khử khuẩn hàng ngàn khu vực, điểm có dịch.

Nhiều đơn vị đã có cách làm sáng tạo, có các mô hình hay, thể hiện sâu sắc tình cảm tốt đẹp quân - dân “cá - nước” như: hiến máu tình nguyện, tổ chức các gian hàng 0 đồng, phối hợp giúp địa phương thu hoạch nông sản cho nông dân vùng có dịch...

Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nhấn mạnh, các lực lượng chống dịch tuyến đầu tiếp tục thi đua, thể hiện ý chí “chân cứng đá mềm”, trái tim nhiệt huyết, tấm lòng nhân ái, tận tâm, tận lực vì nhân dân phục vụ. Tiếp tục phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, các cơ quan, đơn vị ở nơi ít chịu ảnh hưởng của dịch tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị ở nơi dịch phức tạp, nguy hiểm; các cơ quan, đơn vị trong toàn quân tích cực giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn, chung sức, đồng lòng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy lùi dịch COVID-19…

Khi tình yêu thương được lan tỏa

Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta giao cho Quân đội là giúp dân phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh… Đây là nhiệm vụ chiến đấu của Quân đội trong thời bình. Những cử chỉ, hành động, việc làm của cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần “Vì nhân dân quên mình”, “Vì nhân dân phục vụ”, kế thừa và phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới.

Hơn 500 ngày qua, hàng trăm nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội, công an đã gác lại cuộc sống cá nhân, không quản khó khăn, nguy hiểm đi vào những vùng tâm dịch để cứu giúp người dân. Không ít trường hợp đã trở thành F0, F1, có người đã hy sinh khi làm nhiệm vụ, vì lợi ích của cộng đồng, của đất nước.

Bộ đội và dân quân tự vệ tham gia đưa thực phẩm đến các hộ dân khó khăn.

Bộ đội và dân quân tự vệ tham gia đưa thực phẩm đến các hộ dân khó khăn.

Sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ toàn quân được thể hiện trong mọi lúc, mọi nơi, nhiều đồng chí đã nhiều đêm phải ngủ ngoài rừng, canh giữ vững chắc biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh; nhường doanh trại, nơi ăn, chỗ ngủ cho nhân dân, tận tình chăm sóc người dân tại các khu vực phong tỏa, các điểm cách ly; nhiều đồng chí có người thân trong gia đình mất, có vợ con bị nhiễm dịch bệnh COVID-19 mà không thể về được vì đang làm nhiệm vụ; hàng trăm y sĩ, bác sĩ, học viên các trường quân y xung phong tới các “điểm nóng” chống dịch.

Cán bộ, chiến sĩ Quân đội chẳng nề hà bất cứ công việc gì, từ truy vết, sàng lọc, lấy mẫu, xét nghiệm, điều trị, tổ chức cách ly tập trung, tiêm vaccine… đến đi chợ hộ, cung ứng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sinh hoạt cho nhân dân và người bệnh.

Những việc làm đó đã thể hiện rõ ý chí quyết tâm, trách nhiệm to lớn của người chiến sĩ với Tổ quốc, với nhân dân. “Ở đâu nhân dân cần, ở đâu khó khăn thì ở đó có bộ đội”. Sự cống hiến, đức hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong phòng, chống đại dịch đã góp phần làm đẹp thêm hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ -Bộ đội của nhân dân, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì nhân dân.

Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7 cho biết, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu thấu suốt quan điểm “chống dịch như chống giặc”, “sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết”. Luôn nêu cao tinh thần ở đâu gian khổ, khó khăn, ở đó có bộ đội; triển khai quyết liệt, đồng bộ, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch, mở rộng “vùng xanh”, thu hẹp “vùng đỏ” và tiến tới “xanh hóa vùng đỏ”; đồng thời, tham gia hiệu quả việc cứu đói, cứu đau, quyết không để dân đói khổ, thiếu thốn, khó khăn, không để sức khỏe và tính mạng của dân bị đe dọa trong đại dịch.

Trên khắp các ngả đường, tuyến phố, ngõ hẻm, khu dân cư thuộc TP HCM và các địa phương phía Nam vừa qua, hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ mang màu xanh quân phục đã trở nên thân quen với người dân. Sự có mặt kịp thời của các cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã tiếp thêm cho nhân dân niềm tin, nghị lực, quyết tâm, lan tỏa tình yêu thương để vượt qua khó khăn, đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.