Trăm năm và hành trình nâng cao giá trị hạt muối Ninh Thuận

Hàng trăm diêm dân có thể yên tâm sống với nghề. (Ảnh: BIM Group)
Hàng trăm diêm dân có thể yên tâm sống với nghề. (Ảnh: BIM Group)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Muối Ninh Thuận là một câu chuyện thú vị trải dài gần trăm năm với nhiều thế hệ, mồ hôi và công sức.

Chuyện từ cánh đồng muối cổ

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Pháp đã kiếm được nguồn lợi lớn khi xuất khẩu muối từ Đông Dương đi các nước. Những năm 1892 - 1899 sản lượng muối có khi lên tới 200.000 tấn/năm nhưng do điều kiện khí hậu, phương thức sản xuất không tập trung, tay nghề của công nhân nên sản lượng thất thường. Năm 1904, sản lượng muối Đông Dương rớt xuống dưới 85.000 tấn.

Để ổn định và nâng cao sản lượng, Pháp bắt đầu tìm kiếm các địa điểm thích hợp sản xuất muối công nghiệp từ những năm 1920. Và vùng đất Cà Ná, Ninh Thuận lọt vào tầm ngắm khi nơi đây là vùng duyên hải có độ mặn của nước biển cao nhất Việt Nam (31,6o/oo), nắng nóng quanh năm với lượng mưa chỉ vào khoảng 70 - 75mm và lượng nước bốc hơi lên đến 1.600 - 1.800mm. Điều kiện khắc nghiệt về thời tiết như vậy lại là điểm cực kỳ thuận lợi cho việc sản xuất muối.

Theo báo cáo tài chính của Công ty Tài chính Pháp &Thuộc địa thì: “Vịnh Cà Ná là một vùng trũng rộng lớn được che chở bởi những ngọn núi, được bao phủ bởi rừng ngập mặn, là nơi ngụ cư của một ngôi làng bản địa sống bằng nghề đánh cá và khai thác san hô để sản xuất vôi”. Nhà tư bản Jacques Barbarin đã phải thuê hàng ngàn nhân công từ nhiều nơi đến để bạt rừng, phá núi, chở nước ngọt từ nơi khác đến, với quyết tâm xây dựng Công ty Diêm nghiệp đầu tiên ở Nam Trung kỳ mang tên Công ty Diêm nghiệp Cà Ná (người Việt gọi chung là Sở muối Cà Ná).

Đến ngày 10/4/1929, Công ty Muối Đông Dương được thành lập do Jacques Barbarin làm Giám đốc với nòng cốt là những nhà máy sản xuất muối tại Cà Ná. Công ty đặt trụ sở tại Mũi Dinh, trung tâm của vùng muối giữa Phan Rang và Phan Thiết. Muối Đông Dương đã xây dựng các cánh đồng trên diện tích khoảng 400ha. Cánh đồng này được trang bị hai máy bơm, nhà máy điện và thu hoạch mẻ muối đầu tiên vào cuối năm 1928 với tham vọng sau 4 năm sẽ có sản lượng khoảng 60.000 - 70.000 tấn khi sản xuất hết công suất.

Cho đến năm 1937, sản lượng thực tế của muối Cà Ná đạt 47.000 tấn. Kể từ đó, Muối Đông Dương tiếp tục khai thác đồng muối Cà Ná nhưng với sản lượng chỉ khoảng hơn 40.000 tấn, không đạt được như mục tiêu ban đầu. Khó khăn nghề muối Cho đến năm 1975, Ninh Thuận, đặc biệt là muối Cà Ná vẫn là một trong những khu vực sản xuất muối lớn nhất cả nước. Theo một số nguồn, từ năm 1945 - 1975, đồng muối Cà Ná đã có lúc mở rộng diện tích lên tới 563ha, với khả năng sản xuất khoảng 56.000 tấn/năm muối tốt có tỷ lệ NaCl trên 90%. Nhưng dù sản lượng cao hay thấp, việc thiếu một quy hoạch tổng thể bền vững đã khiến cho nhiều diêm dân không còn mặn mà với đồng muối.

“Hiện tại, các nhà máy muối Cana [Cà Ná] đang ở dạng khai thác đồng nhất với tổng diện tích 400ha, được bảo vệ hoàn hảo khỏi dòng nước chảy tràn từ các khối núi lân cận, bất kể lượng mưa là bao nhiêu. Việc sắp xếp các ô muối đã được nghiên cứu rất cẩn thận với các phương pháp thu hoạch phù hợp với khí hậu địa phương” - theo báo Le Monde Colonial Illustré tháng 12/1935.

Xét từ khoảng năm 2005, diện tích làm muối luôn có sự tăng giảm thất thường. Đầu tiên do một số tỉnh điều chỉnh quy hoạch, đầu tư sang các lĩnh vực khác có giá trị kinh tế cao hơn. Tiếp theo, một số nơi chuyển sang nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn và quay trở lại làm muối khi giá muối tăng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “đứng núi này trông núi nọ” của bà con diêm dân vẫn là giá muối thường ở mức rất thấp, có khi xuống đến 100 - 200 đồng/kg, tình trạng “được mùa, mất giá” cứ liên tục diễn ra làm cho nhiều hộ diêm dân phải bỏ nghề. Năng suất muối qua các năm cũng giảm. Năng suất bình quân chung các tỉnh điều tra năm 2022 đạt khoảng 63 tấn/ha, năm 2012 đạt 59,79 tấn/ha, thấp hơn nhiều so với năm 2005 là 88,45 tấn/ha.

Nguyên nhân chính do gặp yếu tố thời tiết không thuận lợi, sản xuất muối phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên của từng vùng. Vùng có số ngày nắng cao, cường độ nắng và gió lớn, ít mưa bất thường thì được mùa muối, năng suất muối sẽ cao và ngược lại, năm nào mưa nhiều, số ngày nắng ít, mưa gió thất thường thì năm đó mất mùa muối.

Tiếp theo là các yếu tố về phương pháp, công nghệ sản xuất... Nhưng xét theo số liệu thống kê thì Ninh Thuận vẫn là địa phương mặn mà nhất với nghề muối trong cả nước. Diện tích, sản lượng và năng suất muối Ninh Thuận vẫn tăng hàng năm. Tuy nhiên, thu nhập của hộ diêm dân dù cao hơn nhưng vẫn chưa đủ để giữ chân họ ở ruộng muối.

Khai thác lợi thế tự nhiên, trên vùng đất đang sản xuất muối công nghiệp, BIM Group đã triển khai các dự án điện mặt trời, điện gió công suất lớn.(Ảnh: BIM Group)

Khai thác lợi thế tự nhiên, trên vùng đất đang sản xuất muối công nghiệp, BIM

Group đã triển khai các dự án điện mặt trời, điện gió công suất lớn.(Ảnh: BIM Group)

Tổ hợp kinh tế xanh Quán Thẻ

Việc sản xuất muối của nước ta hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân (chiếm tới 69% diện tích), nên năng suất, chất lượng muối thấp. Chất lượng và số lượng muối tại các đồng muối công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp hóa chất, nên vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp. Từ thực trạng đó, Dự án khu kinh tế muối công nghiệp và xuất khẩu Quán Thẻ ra đời.

Dự án có tổng diện tích 3.026ha, có mục tiêu khai thác vùng đất phần lớn đã bạc màu, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành đồng muối công nghiệp tập trung với quy mô sản xuất hằng năm hơn 300.000 tấn muối đạt tiêu chuẩn quốc tế để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, hơn 20.000 tấn thạch cao và 185.000m3 nước ót; tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương.

Năm 2008, dự án được giao cho Tập đoàn BIM Group tiếp quản, đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất, chế biến sản phẩm muối sạch. Quyết tâm đóng góp cho mục tiêu nâng cao giá trị hạt muối Việt, BIM Foods (thành viên Tập đoàn BIM Group) đã thúc đẩy cơ giới hóa và áp dụng công nghệ mới trong quy trình khai thác và sản xuất khu kinh tế muối công nghiệp xuất khẩu Quán Thẻ. Đây là khu vực sản xuất muối lớn nhất Đông Nam Á có diện tích hơn 2.500ha. Nhà máy chế biến muối của BIM Foods sử dụng dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất muối tiên tiến từ Tây Ban Nha. Công ty còn chủ động thử nghiệm và đưa vào ứng dụng thành công công nghệ phủ bạt HDPE, nâng cao hiệu quả và chất lượng khai thác muối. Công nghệ này sau đó được chia sẻ vô điều kiện với người làm muối địa phương.

BIM Foods đang cho ra thị trường các sản phẩm muối tự nhiên, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn cao, đạt sản lượng trên 350.000 tấn muối mỗi năm. Tính cả đồng muối Cà Ná và Tri Hải, doanh nghiệp đóng góp khoảng 60 - 70% sản lượng muối của Việt Nam.

Từ khi Dự án Quán Thẻ đi vào hoạt động, đã có hơn 1.000 diêm dân chuyển từ làm muối thủ công truyền thống sang thành công nhân khai thác muối chuyên nghiệp, giúp cho đời sống diêm dân Ninh Thuận phát triển bền vững, có thể yên tâm sống bằng nghề.

“Lúc trước mình làm thủ công, bỏ ra nhiều công sức nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Giờ mình chuyển sang bạt thì hiệu quả cao hơn, công sức bỏ ra ít hơn so với khi làm muối kết tinh trên nền đất”, anh Đỗ Ngọc Thạch - một diêm dân có tuổi nghề lâu năm chia sẻ.

Mức thu nhập của diêm dân cũng khá hơn nhiều khi chuyển sang khai thác muối chuyên nghiệp với mức lương khoảng 7 - 8 triệu/tháng, so với khi làm thủ công thường chỉ được 3 - 4 triệu/tháng. Thanh mai Trăm năm và hành trình nâng cao giá trị hạt muối Ninh Thuận Muối Ninh Thuận là một câu chuyện thú vị trải dài gần trăm năm với nhiều thế hệ, mồ hôi và công sức.

Tận dụng, khai thác lợi thế tự nhiên của Ninh Thuận, ngay trên vùng đất đang sản xuất muối công nghiệp, BIM Group đã triển khai các dự án điện mặt trời và đặc biệt là xây dựng các cột điện gió công suất lớn. Các tấm quang năng đã được lắp đặt trên các cánh đồng muối, hình thành tổ hợp sản xuất muối sạch - năng lượng xanh lớn nhất Việt Nam, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến môi sinh.

Đầu tháng 10/2021, Nhà máy Điện gió BIM tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đi vào vận hành thương mại, đánh dấu cột mốc BIM Group hoàn thành chiến lược phát triển muối sạch kết hợp năng lượng sạch trên diện tích đất 2.500ha với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng. Điện sạch và muối sạch tại Tổ hợp kinh tế xanh Quán Thẻ sẽ là nguyên liệu đầu vào cho những ngành công nghiệp xanh, bền vững, mở ra hướng đi mới về phát triển kinh tế cho tỉnh Ninh Thuận.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh khu công nghiệp tại Bắc Ninh.

Bắc Ninh: 3 mũi nhọn đột phá tạo ra sự hấp dẫn với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế

(PLVN) - 9 tháng đầu năm 2024, Ban quản lý các khu công nghiệp (Bắc Ninh) cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 129 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD (101 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.483,54 triệu USD; 28 dự án trong nước với tổng vốn 7.965,6 tỷ VNĐ tương đương 332,64 triệu USD). Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh trong các KCN, kể từ đầu năm đến nay đạt 3,4 tỷ USD, (đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI).

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ ký kết 7 biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) của các DN hai nước trên nhiều lĩnh vực. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Sáng 8/11, tại thành phố Trùng Khánh, nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác, đầu tư kinh doanh, phát huy vai trò kết nối hai nền kinh tế, cùng nhau phát triển hùng cường, thịnh vượng.